Vùng đất đỏ bazan thu hút giáo sư địa chất Mỹ về nghiên cứu

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Một cựu binh Mỹ từ năm 1969 đến 1972, giáo sư địa chất Kenneth R Olson vẫn nặng lòng với việc nghiên cứu địa chất ở Việt Nam. Ông tự tìm đến Việt Nam để trả lời câu hỏi chất diệt cỏ - chất độc mà quân đội Mỹ đã rải xuống miền Nam Việt Nam - đã để lại hậu quả như thế nào. Cùng lúc đó, ông nhận thấy Việt Nam có những vùng đất kỳ diệu và kiên cường như thế nào.

Vùng đất đỏ bazan thu hút giáo sư địa chất Mỹ về nghiên cứu - 1

Giáo sư Olson trong địa đạo Vịnh Mốc.

Giáo sư Olson gọi Địa đạo Vịnh Mốc tại Quảng Trị là ngôi làng dưới lòng đất được quân giải phóng miền Nam đào thủ công trên nền đá bazan đỏ trong nghiên cứu vừa công bố “How Did Vinh Moc Village, Located near Vietnam DMZ, Protect Their Villagers from United States Air Force Bombardment during the Vietnam War?”. Hơn 1.200 người lính và cả dân thường đã sống dưới ngôi làng dưới lòng đất trong cuộc chiến tranh với Mỹ từ 1965 đến 1972.

Vùng đất đỏ bazan thu hút giáo sư địa chất Mỹ về nghiên cứu - 2

Bản đồ vùng phi quân sự của Việt Nam, rộng 10km từ Lào tới vùng biển Nam Trung Quốc. Nguồn: nghiên cứu của giáo sư Olson.

Vịnh Mốc nằm dọc theo bờ biển của Biển Đông, vị trí chiến lược giữa biên giới của Bắc- Nam, cách vùng phi quân sự khoảng 14 km về phía bắc. Trong chiến tranh, Không quân Mỹ đã ném bom Vĩnh Mốc rất nặng nề, bao quanh căn cứ quân sự quân giải phóng trên Đảo Cồn Cỏ gần đó. Người dân Vịnh Mốc quả cảm đã cải trang thành ngư dân và thực hiện hành trình dài 28km đầy nguy hiểm để đến đảo tiếp tế cho những người lính giải phóng đóng quân đang ngăn cản những đợt oanh tạc vào Hà Nội của quân đội Mỹ. Còn những người ở lại làng thì đào địa đạo trong lòng đồi để sống sót sau cuộc càn quét dữ dội.

Vùng đất đỏ bazan thu hút giáo sư địa chất Mỹ về nghiên cứu - 3

Bản đồ trong địa đạo Vịnh Mốc. 

Mục tiêu quân sự của Mỹ là buộc dân làng Vịnh Mốc phải rời khỏi khu vực. Bom của họ có thể đào sâu 10m trước khi phát nổ, vì vậy dân làng phải đào địa đạo sâu đến 30m sau những lần bom kích ban đầu. Điều gây ngạc nhiên cho vị giáo sư là không có ai thiệt mạng vì các vụ đánh bom khi ở trong hầm. Chỉ có một quả bom trúng trực tiếp vào đường hầm phía trên nhưng không phát nổ và dân làng sau đó đã sử dụng miệng núi lửa làm trục thông gió. Bảy năm bom đạn, 17 đứa trẻ ra đời trong khu hầm đất.

Độ bền bỉ của vùng đất đỏ bazan trước những cuộc càn quét bằng bom hạng nặng của vùng đất này đã thôi thúc giáo sư Olson nghiên cứu xác định thành phần và nguyên liệu gốc của đất đai tại làng Vịnh Mốc đã kiên cường bảo vệ người dân. Là cựu binh nhưng ông chưa tham chiến ngày nào nên ông bắt đầu bằng nghiên cứu về cách người dân và bộ đội đã đào hầm như thế nào.

Vùng đất đỏ bazan thu hút giáo sư địa chất Mỹ về nghiên cứu - 4

Người dân đào đường hầm. Nguồn: Ảnh trưng bày tại khu tưởng niệm địa đạo Vịnh Mốc.

250 người dân và bộ đội đã phải bóc tách hơn 6.000m3 đất đá trên vùng đồi đỏ bazan giáp với làng Vĩnh Mốc. Đá bazan đỏ đủ xốp và mềm nên họ có thể đào bằng tay mà vẫn giữ nguyên cấu trúc nền đá vững chắc để làm sàn, tường, buồng và trần của đường hầm vẫn. Các đường hầm bazan xốp màu đỏ không cần dầm đỡ, ngoại trừ ở lối vào và lối ra. Tổ hợp đường hầm được xây dựng theo từng giai đoạn bắt đầu từ năm 1966 và được sử dụng cho đến năm 1972, chứa tới 600 dân làng và bộ đội.

Hệ thống làng mạc đồ sộ đứng vững trong vùng đồi bazan đất đỏ phía nam làng Vĩnh Mốc, sát biển che chở cho hệ thống đường hầm dạng mái vòm dài 2.034 m, gồm nhiều nhánh nối với nhau qua trục dài 870m. Các đường hầm trong địa đạo có trục chính bên trong dài 2.034m, rộng 1 - 1,2m, cao 1,5 - 4,1 m, dựa vào hai bên vách núi. Toàn bộ hệ thống kết cấu hầm có kích thước 0,9m×1,75m, chiều dài 2.034m, gồm nhiều nhánh nối với nhau qua trục chính dài 870m.

Vùng đất đỏ bazan thu hút giáo sư địa chất Mỹ về nghiên cứu - 5

Bộ đội trong địa đạo Vịnh Mốc. Nguồn: Ảnh trưng bày tại khu tưởng niệm địa đạo Vịnh Mộc.

Các cửa hầm có cột gỗ chống sập, chống sạt lở, dốc ngược chiều gió đảm bảo thông thoáng và ngụy trang bằng thảm thực vật sườn đồi. Tầng dưới của địa đạo được đào sâu 5m so với mực nước biển, nghiêng từ 8 - 120 độ từ Nam xuống Bắc và từ Tây sang Đông để thoát nước dễ dàng. Hệ thống thoát nước này hoạt động bình thường ngay cả trong mùa gió chướng.

Địa đạo Vịnh Mốc được đào thủ công dù trong mùa khô hay mùa gió mùa trên những ngọn đồi có tầng đá gốc bazan xốp, đỏ, nơi bản thân cấu trúc đá cố kết đã cung cấp vật liệu liên kết cần thiết. Cũng giống như địa đạo Củ Chi, vật liệu xây dựng cho các đường hầm ở Vịnh Mốc đều được sử dụng đất đá tại chỗ. Cấu trúc đá hợp nhất tại Vịnh Mốc vững chắc đến nỗi cả hệ thống đường hầm dài phức tạp tạo ra liên kết giữa các làng mà không cần dầm hỗ trợ để giữ trần nhà, ngoại trừ lối vào. Trong thành phần đất cũng tự cung cấp vật liệu liên kết cần thiết trong xây dựng.

Ở địa đạo Củ Chi, giáo sư Olson cũng nhận ra rằng, hệ thống địa đạo dài 250km vững vàng là nhờ kết cấu tự nhiên và thành phần của tầng đất phù sa cổ, theo nghiên cứu của ông “Why Were the Soil Tunnels of Cu Chi and Iron Triangle in Vietnam So Resilient?” (Nguyên nhân khiến đất tại địa đạo Củ Chi và vùng Tam Giác Sắt quá kiên cường).

Vùng đất đỏ bazan thu hút giáo sư địa chất Mỹ về nghiên cứu - 6

Bản đồ các đường hầm trong địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi bắt đầu từ đường mòn Hồ Chí Minh và khu vực biên giới Campuchia đến ngoại thành Sài Gòn sử dụng chủ yếu là đất sét không kết tinh, còn lại là cát và bùn. Điều này có nghĩa là hàm lượng sắt đóng vai trò như một chất kết dính. Khi khô lại, đất này chắc như bê tông và không bị thấm nước. Ở chỗ gần mạch nước ngầm, đất có hàm lượng sắt cao hơn, tạo ra các lớp sỏi và đá ong.

Nghiên cứu về địa chất khu địa đạo Củ Chi đã dẫn giáo sư Kenneth tới ý tưởng về vật liệu xây dựng trong thiên nhiên. Công trình của ông đã được Merry Band of Retiree đánh giá và kiểm định.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Bài Mỹ Huyền, ảnh do nhân vật cung cấp.

CLIP HOT

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc

Đường hoa Nguyễn Huệ gây ấn tượng mạnh ngay từ cổng chào với đôi linh vật rồng uốn lượn ngoạn mục. Với tên gọi “Lưỡng Long triều liên” (đôi rồng chầu sen), đại cảnh cổng mở gồm hai linh vật Rồng, mỗi linh vật có 5 đoạn thân rồng uốn lượn dọc hai bên đường hoa, với độ dài hơn 100 m và kích thước vòng đầu hơn 2 m.