Về Cổ Loa, thăm 'giếng ngọc' Mỵ Châu – Trọng Thủy

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa nằm trên địa bàn huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Nơi đây không chỉ là một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ mà còn là một điểm đến lý tưởng cho du khách thập phương.

Về Cổ Loa, thăm 'giếng ngọc' Mỵ Châu – Trọng Thủy - 1

Khu di tích Cổ Loa nhìn từ trên cao. Ảnh: Vương Lộc

Theo Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, thành Cổ Loa xuất hiện vào năm 208 trước Công nguyên. Hiện nay, di tích có phạm vi quy hoạch bảo tồn là 830ha. Khu vực Cổ Loa hiện có khoảng 60 di tích (trong đó có 7 di tích cấp quốc gia), bao gồm các loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, cách mạng, di chỉ khảo cổ học.

Về Cổ Loa, thăm 'giếng ngọc' Mỵ Châu – Trọng Thủy - 2

Ảnh: Vương Lộc

Thành Cổ Loa là tòa thành có niên đại cổ nhất ở Việt Nam, theo Ban quản lý khu di tích Cổ Loa

Di tích Cổ Loa là một trong 10 di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh trong cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012.

Về Cổ Loa, thăm 'giếng ngọc' Mỵ Châu – Trọng Thủy - 3

Giếng ngọc Trọng Thủy – Mỵ Châu nằm ngay cửa đền An Dương Vương. Ảnh: Vương Lộc

Theo TTXVN, trong khu di tích Cổ Loa còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, như khu đền thờ An Dương Vương, đền thờ tướng Cao Lỗ, am thờ công chúa Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn, giếng Trọng Thủy – Mỵ Châu…

Đền thờ An Dương Vương còn gọi là đền Thượng, ngay trước đền thờ là một hồ hình bán nguyệt, giữa có giếng Ngọc (hay còn gọi là giếng Trọng Thủy, giếng Mỵ Châu – Trọng Thủy). Truyền thuyết cho rằng đó chính là giếng mà Trọng Thủy đã tự tử. Nước này khi đem rửa ngọc trai, vốn được gọi là nước mắt của Mỵ Châu thì ngọc trai sáng đẹp lạ thường. Màu nước trong giếng Ngọc quan sát từ xa thấy hơi đỏ ngầu, nổi bật giữa màu nước hồ trong xanh và cây cối mát mẻ.

Quanh hồ có rất nhiều ghế đá để mọi người ngồi nghỉ chân dưới các tán cây lớn, tận hưởng không gian mát mẻ trong lành. Ngay cửa đền có một cặp rồng đá uốn khúc sinh động với nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Bên trong cảnh vật im ắng, cây cối vườn phía sau xanh tốt.

Về Cổ Loa, thăm 'giếng ngọc' Mỵ Châu – Trọng Thủy - 4

Cận cảnh giếng Trọng Thủy – Mỵ Châu. Ảnh: Vương Lộc

Trong các đền chùa còn có nhiều hiện vật khảo cổ được khai quật trong thành cổ như tượng đồng, mũi tên đồng và các món đồ bằng sứ, đá, được chạm khắc tinh tế.

Về Cổ Loa, thăm 'giếng ngọc' Mỵ Châu – Trọng Thủy - 5

Du khách tham quan, khám phá di tích Cổ Loa. Ảnh: Vương Lộc

Cổ Loa ngày nay không chỉ là một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm, mà còn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương muốn khám phá những giá trị văn hóa, tìm về hình ảnh quen thuộc của làng quê Bắc Bộ thanh bình.

Về Cổ Loa, thăm 'giếng ngọc' Mỵ Châu – Trọng Thủy - 6

Không gian thanh bình tại di tích Cổ Loa. Ảnh: Vương Lộc

Đối với người dân nơi đây, thành Cổ Loa vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và sinh hoạt văn hóa. Vào ngày mùng 6 tháng Giêng hằng năm, nhân dân nơi đây tổ chức Lễ hội Cổ Loa thu hút nhiều du khách thập phương.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Vương Lộc (sgtiepthi)

CLIP HOT