Sản phẩm mới: Du lịch đường Sông TPHCM

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Sản phẩm mới: Du lịch đường Sông TPHCM - 1Với mục đích phát triển kinh tế – xã hội các vùng giàu tài nguyên du lịch ven sông. Gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan sông nước, rừng ngập mặn Cần Giờ. Tăng cường tính hấp dẫn của điểm đến du lịch TPHCM và các vùng phụ cần. Phòng Lữ hành (Sở VHTT&DL TPHCM) đã lên kế hoạch phát triển du lịch đường sông từ năm 2010 đến năm 2020

Việt Nam – Điểm đến của bạn

Sản phẩm mới: Du lịch đường Sông TPHCM

Sản phẩm mới: Du lịch đường Sông TPHCM - 2

Với mục đích phát triển kinh tế – xã hội các vùng giàu tài nguyên du lịch ven sông. Gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan sông nước, rừng ngập mặn Cần Giờ. Tăng cường tính hấp dẫn của điểm đến du lịch TPHCM và các vùng phụ cần. Phòng Lữ hành (Sở VHTT&DL TPHCM) đã lên kế hoạch phát triển du lịch đường sông từ năm 2010 đến năm 2020

I. THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG CỦA DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TPHCM

Thành phố có hệ thống sông rạch với tổng chiều dài có thể khai thác vận chuyển là 975km. Hệ thống sông rạch kết nối TPHCM với các tỉnh miền Đông Nam bộ, các tỉnh miền Tây Nam bộ, với các tỉnh khác trong nước và nối với các nước khác qua đường biển.

1. Thực trạng: Có thể chia du lịch đường sông TPHCM với các hoạt động chính:

- Hoạt động tầm ngắn: bao gồm một số tuyến như Bạch Đằng – Nhà Bè, Bạch Đằng – Bình Quới. Hiện nay đã có một số Công ty đang khai thác tuyến này như Du lịch Bình Quới (Saigontourist), thuyền buồm Đông Dương... Rạch Bến Nghé – kênh Tàu Hũ, tổng chiều dài 9,85km, nối kết sông Chợ Đêm – Bến Lức để đi về Long An và các tỉnh miền Tây. Kênh Thanh Đa dài 1,3km nằm trong vùng hoạt động du lịch và thưởng ngoạn trên sông Sài Gòn.

- Hoạt động trung tâm: bao gồm các tuyến đi các tỉnh miền Đông: Sài Gòn – Bình Dương, Sài Gòn – Tây Ninh (hồ Dầu Tiếng), Sài Gòn – Đồng Nai (hồ Trị An). Và các tuyến trong phạm vi thành phố: Bạch Đằng – Củ Chi, Bạch Đằng – Cần Giờ...

- Hoạt động tầm xa: bao gồm các tuyến đi và các tỉnh miền Tây như Mỹ Tho, Cần Thơ, Châu Đốc và đi Phnompenh – Campuchia.

2. Tiềm năng: Du lịch đường sông bao gồm việc khai thác các tuyến đường thủy các tài nguyên, cơ sở dịch vụ hai bờ sông hoặc bờ biển để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi và giải trí của du khách.

- Sông Sài Gòn với rừng đước bạt ngàn, không khí trong lành (Cần Giờ) và có thể liên kết nối tuyến đi các tỉnh miền Đông, miền Tây và sang Campuchia, nối tuyến đường sông – biển đi Quảng Ninh.

- Khai thác tuyến du lịch đường sông rất có triển vọng như Bạch Đằng – Cầu Dần Xây – Đảo Khỉ (tuyến Cần Giờ); Bạch Đằng – Một thoáng Việt Nam hay Khu Du lịch Đại Nam.

- Việc quy hoạch đô thị trong tương lai với Thủ Thiêm là trung tâm kinh tế tài chánh, hành chánh của TPHCM sẽ có nhiều lợi thế cho phát triển du lịch đường sông với các bến cảng du lịch tại Quận 1 và bờ đối diện Thủ Thiêm.

- Du lịch đường sông nội đô dọc theo kênh Bến Nghé – kênh Tàu Hũ, kênh Tẻ – kênh Đôi, kênh Nhiêu Lộc khi đã cải tạo xong và đại lộ Đông – Tây hoàn thành.

P.V

Kỳ tới: Thế mạnh và hạn chế của phát triển du lịch đường sông TPHCM

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT