Người Đức đã ăn 'kẹo chíp chíp' từ 102 năm trước

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Kẹo dẻo hay “kẹp chíp chíp” là món kẹo tuổi thơ được làm từ hỗn hợp đường và siro. Ít ai biết rằng thức quà này có xuất xứ từ nước Đức và có tuổi thọ rất lâu đời.

Kẹo dẻo là thức quà vặt tuổi thơ được nhiều bạn trẻ biết đến. Món kẹo dẻo đủ màu với hình dáng những loài vật được làm từ hỗn hợp đường và siro. Vị ngọt lịm của món ăn này làm say mê bao thế hệ học trò, ngay cả người lớn cũng ưa chuộng. Hơn nữa, món kẹo còn thích hợp với người ăn chay, hoặc những người tuân thủ theo luật ăn kiêng của một số tôn giáo.

Đức là quốc gia khai sinh những chiếc kẹo dẻo đầu tiên có hình con gấu. Tại đây, món kẹo được gọi với cái tên Gummibär hoặc Gummibärchen. Những sản phẩm kẹo dẻo mang hình dáng chú gấu đầu tiên được sản xuất vào năm 1920 bởi nhà sản xuất từ Bonn (Đức), Hans Riegel Sr. (công ty Haribo).

Người Đức đã ăn 'kẹo chíp chíp' từ 102 năm trước - 1

Bao bì đầu tiên của hãng kẹo Haribo.

Những mẻ kẹo đầu tiên

Năm 1920, Hans Riegel Sr., nhà sản xuất bánh kẹo người Đức thành lập công ty Haribo, là một tên viết tắt bắt nguồn từ tên và quê hương của ông (xứ Bonn). Trong gian bếp nhỏ hẹp cùng với vài chiếc nồi đồng, chiếc đinh ghim và một cái bếp, những mẻ kẹo thử nghiệm đầu tiên ra đời.

Một năm sau đó, Hans thuê nhân viên đầu tiên, là người vợ Gertrud của anh. Nhiệm vụ của cô là đạp xe khắp thành phố giao hàng và tiếp thị sản phẩm mới cho khách. Hans cặm cụi trong căn bếp nhỏ chuẩn bị ra lò món kẹo ngọt hoàn toàn mới: kẹo dẻo hình gấu (kẹo gummy bear).

"Chúng ta đã nghe câu chuyện về Apple ra đời trong một gara nhỏ. Món kẹo gummy bear cũng có xuất phát điểm tương tự. Riegel muốn tạo nên sự khác biệt với đồng vốn nhỏ và hầu như không có chút cơ hội kiếm tiền nào", Christian Bahlmann, Phó Chủ tịch Truyền thông công ty Haribo nói.

Người Đức đã ăn 'kẹo chíp chíp' từ 102 năm trước - 2

Kẹo dẻo hình gấu vẫn dùng cho đến ngày nay

Hương vị nguyên bản của món kẹo dẻo

Mặc dù Riegel là người đầu tiên tạo ra kẹo dẻo hình gấu, nhưng lịch sử của những loại kẹo làm từ gelatin này đã xuất hiện trước phát minh của ông. Theo Beth Kimmerle, tác giả của 4 cuốn sách về ngành công nghiệp bánh kẹo Mỹ, kẹo dẻo là tiền thân của kẹo cao su, Turkish Delight và kẹo cao su rượu (một loại kẹo giã rượu của Anh).

"Tôi nghĩ tiền thân thực sự của kẹo gummy là các loại mứt hoặc thạch, đó là cách bảo quản trái cây nấu với pectin hoặc tinh bột. Nhật Bản là quốc gia khai sinh ra loại thạch trái cây như thế", Kimmerle nói.

Susan Benjamin, một nhà sử học nghiên cứu bánh kẹo, tác giả và là chủ sở hữu của True Treats Historic Candy ở Harpers Ferry, West Virginia, cho hay những viên kẹo trước đó đã “đặt sẵn” công thức. Sau này, Riegel chỉ cần tinh chỉnh lại và thêm vào hình dạng con gấu dễ thương.

Riegel không phải là doanh nhân bán kẹo duy nhất hoạt động vào đầu những năm 1920. Fred W. Amend, người Mỹ, đã sáng tạo ra Chuckles, một loại kẹo thạch phủ đường. Trong khi đó Henry Heide, một người Đức di cư đến Hoa Kỳ, đã tạo ra Jujubes và Jujyfruits.

Nhưng Riegel đã ghi dấu ấn của mình nhờ sự nhạy bén trong kinh doanh, áp dụng những tiến bộ mới trong phương pháp tạo hương và tạo màu “bởi vì anh ấy hiểu bản chất của kẹo là hình thức và kết cấu,” Kimmerle nói. “Anh ấy đã sử dụng công nghệ tạo màu kết hợp cùng hương vị bánh kẹo mới nhất, sau đó áp dụng chúng triệt để để tạo nên những chú gấu dẻo dai của mình”.

Người Đức đã ăn 'kẹo chíp chíp' từ 102 năm trước - 3

Kẹo dẻo có nhiều hình dạng khác nhau, đủ màu sắc.

Sự phát triển của kẹo gummy bear

Trong những năm 1930, công ty của Riegel gia tăng quy mô lên đến 400 nhân viên và giới thiệu nhiều loại kẹo dẻo mới. Cha đẻ của kẹo gummy bear đặt khẩu hiệu cho công ty của ông là "Haribo làm trẻ em hạnh phúc".

Sau đỉnh cao của những năm 1930, chiến tranh thế giới thứ hai làm cho công ty của ông điêu đứng. Bản thân Riegel qua đời năm 1945 ở tuổi 52, để lại vợ ông, Gertrud, chịu trách nhiệm điều hành công ty. Các con trai của cặp vợ chồng này đảm nhận vai trò lãnh đạo Haribo vào năm sau, với Paul giám sát sản xuất và Hans Jr. quản lý tiếp thị và bán hàng.

“Họ gần như phải đóng cửa việc sản xuất, vì vậy họ thực sự bắt đầu lại từ đầu sau khi chiến tranh kết thúc", Bahlmann nói.

Vào năm 1950, anh em nhà Rigel đã biến gia sản người cha để lại thành một xưởng sản xuất kẹo khổng lồ. Số nhân viên tăng từ 30 đến 1000 người. Khi Haribo tiếp tục phát triển trong những năm 50 và 60, các giám đốc điều hành đã tận dụng truyền hình như một trong những công cụ tiếp thị hiện đại nhất thời đó.

“Đây là một trong những thương hiệu đầu tiên ở Đức thực hiện quảng cáo trên truyền hình, điều đó đã khiến Haribo thực sự nổi tiếng”, Bahlmann chia sẻ.

Người Đức đã ăn 'kẹo chíp chíp' từ 102 năm trước - 4

Tính nhất quán chất lượng tạo nên thành công của kẹo dẻo

Chìa khóa dẫn đến thành công của Haribo bao gồm tính nhất quán và chất lượng của sản phẩm và hoạt động tiếp thị sản phẩm. Một điểm mạnh khác là di sản của Haribo tiếp tục mở rộng và sở hữu bởi gia đình Riegel, hiện đang ở thế hệ thứ ba làm kẹo. Paul mất năm 2009, trong khi Hans Jr mất năm 2013, để lại cháu trai Hans-Guido điều hành công ty.

Mặt khác, Bahlmann cho rằng sự thành công lâu dài của công ty là những kỉ niệm tuổi thơ được gìn giữ trong từng viên kẹo gummy bear. Haribo có rất nhiều loại sản phẩm và chúng cũng được phân phối ở những quốc gia với nền văn hóa khác nhau. Nhưng, chính cảm xúc háo hức, bồi hồi khi được nếm viên kẹo ngọt lịm và đưa chúng tôi quay trở lại tuổi thơ là những giá trị mà khách hàng mọi nơi trên thế giới đều trân trọng.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Anh Thi (Vntravellive)

CLIP HOT

Về 'đất tổ' nghề phở, thưởng thức chuẩn vị xưa
Về 'đất tổ' nghề phở, thưởng thức chuẩn vị xưa

Ăn một miếng phở Vân Cù, người sành ăn sẽ nhận ra thứ hương vị, bánh phở không giống với bất cứ một loại phở nào. Vị ngọt đậm, béo nhưng thanh của nước dùng “quyện” trong từng sợi phở dai, giòn, bóng mướt.