HUYỀN BÍ VỚI LỄ HỘI KATÊ CỦA ĐỒNG BÀO CHĂM

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

HUYỀN BÍ VỚI LỄ HỘI KATÊ CỦA ĐỒNG BÀO CHĂM - 1Được biết đến với  nhiều nền văn hóa đặc sắc, đồng bào Chăm đã góp phần đem lại sự “giàu có” trong kho tàng văn hóa của Việt Nam với các Lễ hội. Đặc biệt, là Lễ hội Katê, du khách sẽ có dịp chứng kiến một không khí Lễ hội Katê thật thiêng liêng, nhộn nhịp trong Ngày hội Du lịch TP.HCM tại gian hàng của đơn vị đến từ Ninh Thuận.

HUYỀN BÍ VỚI LỄ HỘI KATÊ CỦA ĐỒNG BÀO CHĂM - 2

Khi cây Bằng lăng nở đầy hoa tím khắp cổng tháp Chàm là lúc Lễ hội Katê bắt đầu. Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào Chăm được diễn ra hằng năm vào mùng 1 tháng 7 Chăm lịch (lịch riêng của người Chăm) tức là cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch, với ý nghĩa là tạ ơn tổ tiên, các bậc sinh thành, các vị vua thánh đã giúp dân làng có được vụ mùa bội thu, và cầu cho mưa thuận gió hòa, một vụ mùa bội thu mới sẽ đến với mọi nhà. Lễ hội được diễn ra cùng lúc với các nghi thức lễ tại 3 đền thờ của các vị thánh: PlorongGalai – Thần Thủy lợi; Plorome – Thần phát triển nông nghiệp; Ponugar – Bà mẹ Xứ Sở là người dạy trồng lúa, bông dệt vải cho người dân.

Y trang, áo bào của thánh PlorongGarai và Plorome được đồng bào Zắt lây (Raglai) cất giữ, trước ngày diễn ra lễ hội, đồng bào Zắt lây phải cử một đoàn người đem y trang và áo bào đến Ninh Thuận cho đồng bào Chăm để tiến hành nghi lễ. Sáng ngày hôm sau, đoàn các thầy lễ tiến hành rước y phục về các đền tháp nơi thờ các vị thần.

Đoàn người rước y phục gồm có: thầy cả Pasêh – người chủ nghi lễ thông thường là trưởng làng theo sau là Thầy cả Cò ke (Kadhar )vừa đi vừa kéo đàn Ka – nhi và hát thánh ca ngợi ca công đức của các vị vua thần, tiếp đó Bà Bóng dâng lễ được gọi là Mưk Pajâu và Ông Chamưnay – người trông coi lăng tháp và giữ gìn lễ vật. Y trang, áo bào được để trong kiệu có lọng che và 2 bên là đoàn thiếu nữ trong trang phục áo dài rực rỡ, đi sau là đoàn múa quạt. Trong tiếng trống Ginăng, Paranưng trầm bổng, dồn dập, tiếng kèn Saranai bay bổng ngọt ngào, các thiếu nữ trong trang phục rực rỡ, uyển chuyển theo từng điệu múa truyền thống.

HUYỀN BÍ VỚI LỄ HỘI KATÊ CỦA ĐỒNG BÀO CHĂM - 3

Nghi thức lễ gồm 4 phần: đầu tiên là lễ Mở cửa Tháp, đới với lễ này ông Kadhar sẽ kéo đàn Ka – nhi cho bà Pajâu làm phép, tẩy uế khuôn viên cửa đền bằng nước lấy ở suối Cát Lồi (ở làng của người Chăm), bà Pajâu sẽ xé những lá trầu được khắc chữ trên đó rãi trước cửa tháp với mong muốn sẽ mở được đường vào tháp và cầu mưa thuận gió hòa. Khi vô tới trong tháp, đoàn rước sẽ tiến hành lễ Tắm tượng thần, lễ này cũng do ông Kadhar và bà Pajâu thực hiện. Sau khi bày xong lễ vật, ông Kadhar sẽ kéo đàn Ka – nhi hát bài ca để thỉnh nước thánh cho bà Pajâu làm lễ tắm tượng thần bằng nước suối Cát Lồi, dầu dừa, nước trầm hương, Bà Bóng sẽ dùng chiếc khăn choàng của mình với hoa văn rực rỡ để lau “mồ hôi” cho tượng Thánh . Tiếp đến là lễ mặc y phục, lễ này sẽ do ông Chamưnay và Bà Bóng tiến hành còn ông Kadhar sẽ kéo đàn hát thánh ca ông Chamưnay và Bà Bóng sẽ mặc xà - rông, áo, khăn, cột dây đai và mang hài cho tượng thần. Cuối cùng là lễ chính, lúc này hàng trăm mâm lễ vật của các gia đình được mang vào trong và chung quanh ngoài đền, tháp, gia chủ lần lượt dâng lễ cho thầy cúng. Lễ vật gồm có: thịt, gà, trứng, mâm cơm – canh, mâm bánh, hoa quả là những sản phẩm nông nghiệp. Sau nghi thức lễ tại 3 khu vực đền thờ hoàn tất, người Chăm còn tổ chức Lễ Katê tại đền, Katê tại nhà làng và Katê của dòng tộc.

Hồng Nhung

Ảnh: Vũ Đức Thông

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT