Tranh cãi về quyết định cuối đời của nhà văn nổi tiếng Quỳnh Dao

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Nữ nhà văn nổi tiếng Quỳnh Dao, đã qua đời tại nhà riêng ở Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc), hưởng thọ 86 tuổi. Bà để lại một bức thư tuyệt mệnh thể hiện quan điểm về cái chết và cuộc sống.

Quỳnh Dao được biết đến như một trong những tác giả nữ thành công nhất trong nền văn học Hoa ngữ, với nhiều tác phẩm nổi tiếng như ‘Hoàn Châu Cách Cách’ và ‘Dòng sông ly biệt’,...

Bà không chỉ là một nhà văn mà còn là một biểu tượng văn hóa tại Trung Quốc ở một thời kỳ, mở đường cho những câu chuyện của cá nhân và tình yêu trong bối cảnh xã hội truyền thống, góp phần thay đổi cách nhìn nhận của nhiều người về tình yêu và hạnh phúc.

Tranh cãi về quyết định cuối đời của nhà văn nổi tiếng Quỳnh Dao - 1

'Hoàn Châu Cách Cách' là tác phẩm cực kỳ thành công của Quỳnh Dao.

Cuộc sống cá nhân của Quỳnh Dao bị vây quanh bởi rất nhiều tranh cãi. Từ mối quan hệ tình cảm phức tạp đến những quyết định trong cuộc sống của bà luôn tồn tại những ý kiến trái chiều từ dư luận. Điều này thậm chí được đẩy lên cao trào sau khi bà chọn kết thúc cuộc đời ở tuổi 86. 

Với việc nữ văn sĩ nổi tiếng lựa chọn kết thúc cuộc đời, nhiều người cho rằng bà đã chọn cách ra đi 'rất Quỳnh Dao' hay ‘đậm nét tiểu thuyết Quỳnh Dao’, trong khi bức thư tuyệt mệnh của bà lại khuyên giới trẻ không nên từ bỏ cuộc sống.

Có người cho rằng bà phát hiện mình bị bệnh nặng, giống như nhân vật chính trong tiểu thuyết của mình, bà cảm thấy đau khổ và tủi thân nên cuối cùng đã chọn phương pháp cực đoan này.

Quỳnh Dao là một người sống rất cảm tính. Thời điểm thi trượt đại học, bà chọn tự tử bằng cách uống thuốc. Nhiều năm trước, khi chồng lâm bệnh nặng, bà từng nói rằng thà kết liễu đời mình còn hơn nhìn chồng như thế này. Điều này tạo ấn tượng rằng Quỳnh Dao coi sự sống như một trò chơi trẻ con. 

Tuy nhiên, có nhiều người không biết rằng, khi nhà văn Tam Mao (tên thật: Trần Mậu Bình) muốn tự tử, chính bà là người liên tục ngăn cản người bạn của mình làm điều đó.

Có thể thấy quan điểm về cuộc đời của Quỳnh Dao khá mâu thuẫn nhưng nếu đọc kỹ thư tuyệt mệnh của bà thì có thể dùng 2 từ “thể diện” để tóm tắt.

Tranh cãi về quyết định cuối đời của nhà văn nổi tiếng Quỳnh Dao - 2

Cuộc đời Quỳnh Dao tồn tại nhiều tranh cãi.

Mở đầu thư, Quỳnh Dao viết: “Thượng Đế thiết kế đời người không được hoàn hảo lắm. Khi về già, con người phải trải qua một giai đoạn vô cùng đau khổ là ‘suy nhược, thoái hóa, bệnh tật, đi bệnh viện, chữa bệnh và chết’. Khoảng thời gian này có thể dài hoặc ngắn và đó là một cực hình đối với những người sẽ chết vì tuổi già! Nếu không may, có thể bạn sẽ trở thành ‘ông già nằm liệt giường’ phải nhờ đến ‘đặt nội khí quản để duy trì sự sống’! Tôi đã chứng kiến ​​loại bi kịch đó. Tôi không muốn một ‘cái chết’ kiểu đó".

Kết thư, Quỳnh Dao viết: “Hãy lưu ý, cách tôi ‘chết’ được thực hiện vào điểm cuối của cuộc đời tôi! Các bạn trẻ ơi, đừng dễ dàng từ bỏ cuộc đời. Một thất bại nhất thời có thể là ‘sự rèn luyện’ cho một cuộc đời tươi đẹp. Tôi mong các bạn có thể vượt qua thử thách và sống đến tám mươi sáu, tám mươi bảy tuổi như tôi, đến khi sức lực cạn kiệt thì mới chọn cách sẽ đối mặt với cái chết. Mong rằng đến lúc đó, con người sẽ tìm ra cách thật nhân văn để giúp đỡ những ‘người già’ và ‘trở về cát bụi’ một cách vui vẻ!”.

Vì “thể diện/sĩ diện/phẩm giá” nên Quỳnh Dao không muốn trở thành một bà già nằm liệt giường không có phẩm giá. Bà muốn ra đi nhẹ nhàng như cánh bướm, như hoa tuyết. 

Với tư cách là người của công chúng, Quỳnh Dao đã cố gắng hết sức để ‘cảnh báo’ những người trẻ đừng suy nghĩ quá nhiều về cái chết của mình. Bà nhấn mạnh, bản thân đã đi đến hồi kết của cuộc đời nhưng những người trẻ vẫn còn một tương lai vô hạn.

Cách bà rời khỏi cuộc đời này quả thực rất “đậm nét tiểu thuyết”, nhưng đằng sau đó là sự lý trí và bản lĩnh mà không phải ai cũng có thể thực hiện được.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Ánh Dương (Theo NetEase)

CLIP HOT