Hành trình phượt của tiền nhân cách đây 8 thập kỷ có gì khác ngày nay?

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Loạt tác phẩm tập hợp trong sách Du lịch, du khảo trên Nam Kỳ tuần báo cung cấp nhiều kiến thức về địa chí, lịch sử, văn hóa, phong tục, dân tộc, dân gian, giúp người đọc sống trong tâm thức “khảo cổ” và thực tại đời sống tinh thần dân tộc trong những năm đầu của thập niên 1940.

Tạp chí Du lịch TP.HCM xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả tác phẩm “Du lịch, du khảo trên Nam Kỳ tuần báo” do tác giả Võ Văn Thành và Trần Thành Trung sưu tầm, chú giải và giới thiệu, do Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành vào tháng 4 năm 2022.

Hành trình phượt của tiền nhân cách đây 8 thập kỷ có gì khác ngày nay? - 1

Tác phẩm này được ra mắt sách tại thư quán công viên Văn Lang (quận 5, TP.HCM) với sự tham dự của tác giả Võ Văn Thành và nhà nghiên cứu Trần Hữu Phúc Tiến.

Hai tác giả Võ Văn Thành và Trần Thành Trung bắt tay thực hiện quyển sách từ tháng 9-2020, nhưng vì lý do dịch bệnh mà quyển sách đến với độc giả chậm hơn một năm.

Tại buổi ra mắt, tác giả Võ Văn Thành cho biết, ông đã và đang gắn bó với ngành du lịch suốt 20 năm qua, sau khi biết ở Nam Kỳ có tờ tạp chí gọi là Nam Kỳ tuần báo thì đã tìm đọc.

Hành trình phượt của tiền nhân cách đây 8 thập kỷ có gì khác ngày nay? - 2

Tác giả Võ Văn Thành ký tặng bạn đọc.

"Chúng tôi thấy rất nhiều bài viết về du khảo, du lịch và một số bút ký - những tài liệu chúng tôi cho là rất quý. Thích thú và tâm đắc với những tác giả của các bài báo đã xuất bản từ lâu nhưng lại không được nhiều người biết đến, thế là chúng tôi quyết định nhân đợt dịch bệnh mình sẽ cố gắng làm gì đó cho khán giả biết đến du lịch, du khảo của tiền nhân trước đây"." Ông Thành cho hay.

Nhà nghiên cứu Trần Hữu Phúc Tiến đã dành nhiều lời khen ngợi quyển sách và cho rằng "người xưa họ đi chơi, thưởng ngoạn không có tour gì hết cả, tinh thần đó giống như bạn trẻ ngày nay gọi là đi phượt".

Du lịch, du khảo trên Nam Kỳ tuần báo tập hợp 25 bài viết cung cấp nhiều kiến thức về địa chí, lịch sử, văn hóa, phong tục, dân tộc, dân gian, giúp người đọc sống trong tâm thức “khảo cổ” và thực tại đời sống tinh thần dân tộc trong những năm đầu của thập niên 1940. 

Có thể kể đến những tác phẩm như: Những ngày dừng bước bên làng Tiên Điền - nơi thi hào Nguyễn Du ký gởi nắm xương tàn ngàn kiếp của Vương Quý Lê; Chuyện lạ xứ Lào của Khuông Việt (với các phần Giới thiệu xứ Lào, Vệ sanh và óc mê tín của người Lào, Một đám hỏa táng, Người Lào với ái tình); Chuyện xứ Chàm vì nước quên mình của Nguyễn Thị Tố Lan; Viếng Tây Đô của Thiếu Sơn.

Dù được viết cách đây 8 thập kỷ, nhưng các tác phẩm này vẫn là những bài học nghiệp vụ hữu ích cho những người viết, người làm công tác khảo cứu, văn hóa, du lịch… hôm nay.

Trong đó, Nam Kỳ tuần báo là tờ báo ra đời khá muộn ở Nam Kỳ do Hồ Văn Trung tức nhà văn Hồ Biểu Chánh, tự Thứ Thiên làm Giám đốc, dưới sự bảo trợ của người Pháp.

Dù tờ báo này in được 85 số rồi đình bản (số báo đầu tiên xuất bản ngày 03/9/1942, số cuối cùng in ngày 15/6/1944), nhưng cũng đã giới thiệu tới công chúng không ít các bài du lịch, du khảo của các tác giả đương thời, có nhiều đóng góp cho thể tài này.

Những cây viết đương thời có thể nhắc đến như: Vương Quý Lê, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Thị Tố Lan, Trúc Hà, Khuông Việt, Thiếu Sơn, Huỳnh Văn Chính,…

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Thạch An

CLIP HOT