NASA VÀ KẾ HOẠCH CHỐNG ĐƯA VI KHUẨN LÊN SAO HOẢ

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Vào thời điểm hiện nay, NASA chưa có kế hoạch cho robot đến sát những địa điểm nghi là có nước trên Sao Hoả, tức là có quần thể sinh vật sống ở đó. Đây là những “vùng đặc biệt” mà robot thăm dò tự hành của NASA bị cấm tiếp cận vì chúng có thể mang mần bệnh từ Trái đất truyền cho các quần thể sống trên Hành tinh Đỏ.

NASA VÀ KẾ HOẠCH CHỐNG ĐƯA VI KHUẨN LÊN SAO HOẢ - 1

 

NASA chính thức khẳng định có nước trên Sao Hoả

Khi chọn vị trí đáp cho xe đổ bộ tự hành vào năm 2020 để nghiên cứu thêm về khả năng có nước trên Sao Hoả, NASA gạt sang bên những vị trí có thể có vi sinh vật sinh sống. Hiện xe tự hành Curiosity của NASA đang thám hiểm Gale Crater không được phép lại gần 2 cụm “vệt dài mang muối ngậm nước” (RSL) cách nó hơn 3 km mà nó chỉ quan sát từ xa. Tuy nhiên, ban lãnh đạo NASA không loại bỏ khả năng xe sẽ tiến đến gần hơn nữa nếu cuộc tranh luận trong NASA cho phép làm điều này. Trong một cuộc phỏng vấn sau khi công bố tin có nước trên Sao Hoả, Tiến sĩ James L. Green, giám đốc bộ phận khoa học hành tinh của NASA nói: “Đối với các vệt dài nghi có muối ngậm nước tại Gale Crater, nếu NASA thấy Curiosity được Mặt trời chiếu xạ bằng tia cực tím trong nhiều năm hoạt động không còn vi khuẩn để lây nhiễm, chúng tôi sẽ cho nó tiếp cận gần hơn. Đứng cách RSL 20 mét, Curiosity có thể dùng công cụ laser để phân tích thành phần của những vệt dài”. Công cụ laser có thể nhận biết được thành phần hoá chất có trong RSL dựa vào loại ánh sáng nó phát ra khi bị tia laser đun nóng đến bốc hơi. Lần đầu tiên các nhà khoa học làm việc tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) khẳng định có nước trên bề mặt Sao Hoả. Không phải là nước của quá khứ mà là nước của hiện tại. Phát hiện mới được công bố bởi một cơ quan nghiên cứu không gian có uy tín hàng đầu thế giới đã làm sống lại dự đoán là trên Sao Hoả từng có sự sống và sự sống ấy tồn tại cho đến ngày nay. Vì nước là tác nhân quan trọng duy trì sự sống trên 

NASA VÀ KẾ HOẠCH CHỐNG ĐƯA VI KHUẨN LÊN SAO HOẢ - 2

Hành tinh Đỏ; dù chúng có thể ở dạng khác với các thể sống trên Trái đất. “Tin tức này cực kỳ hấp dẫn” – Tiến sĩ Green nhận định trong cuộc phỏng vấn diễn ra vào ngày 28.9. Nhưng ông cũng lưu ý rằng NASA chưa thể trả lời câu hỏi là “có sự sống tồn tại bên ngoài trái đất không?”. “Xác định được nước trên Sao Hoả sẽ dẫn đến công việc tiếp theo là tìm ra các vị trí đúng để giúp sớm trả lời câu hỏi này ” – ông nói. Sớm có nghĩa là phải mất thêm ít nhất là vài chục năm. Việc NASA xác nhận có nước trên Hành tinh Đỏ (điều mà cơ quan này chưa bao giờ nghĩ đến) đã làm thay đổi lớn cách nhìn nhận về sự sống trên Sao Hoả của các quan chức NASA. Trong qúa khứ NASA luôn phủ nhận Sao Hoả là nơi thể sống có thể sinh sôi được vì “phong cảnh khô cằn và bụi bặm” không phù hợp để các thể sống tồn tại. Hiện ông John M. Grunsfeld, trợ lý giám đốc NASA đang bàn về việc gửi tàu thăm dò đến một trong những khu vực triển vọng nhất để truy tìm những yếu tố chứng minh là có sự sống trên Sao Hoả. Sứ mệnh sẽ được tiến hành vào năm 2020 nếu không có gì thay đổi. “Trước phát hiện mới, tôi nghĩ phi vụ này nên được xem là ưu tiên trong cộng đồng khoa học” – ông nói. Dù trên Sao Hoả có dấu tích của đại dương, sông hồ tồn tại cách nay hàng tỉ năm nhưng ẩm độ vào lúc này là rất khiêm tốn, chỉ có một phần rất nhỏ độ ẩm trên khí quyển Sao Hoả và không có ao hồ, sông suối có nước lưu thông nào trên bề mặt của nó. Trong một báo cáo đăng trên tạp san Nature Geoscience, các nhà khoa học cho biết các thiết bị phân tích từ tàu quĩ đạo thám sát Sao Hoả đã nhận biết được các phân tử ngậm nước gọi là “muối perchlorates” ở trên bề mặt Hành tinh Đỏ. “Đây là phát hiện trực tiếp đầu tiên về dấu hiệu có nước trên Sao Hoả dưới dạng muối ngậm nước” – giáo sư Alfred S. McEwenm giảng dạy môn địa lý hành tinh tại Đại học Arizona nói sau khi phân tích kỹ những bức ảnh gốc do các camera có độ phân giải cao chụp từ tàu thám sát Mars Reconnaissance Orbiter và gửi về Trái đất. Ông có chân trong nhóm soạn thảo và công bố báo cáo mới về nước trên Sao Hoả của NASA. “Nếu không có nước thì không thể có muối ngậm nước. Muối không phải của quá khứ mà là muối của hiện tại” – ông khẳng định.

NASA VÀ KẾ HOẠCH CHỐNG ĐƯA VI KHUẨN LÊN SAO HOẢ - 3

Nhưng phải mất nhiều năm nữa mới giải quyết xong bí ẩn liên quan đến

Từ lâu, các nhà khoa học tin rằng vẫn có có một lượng lớn nước trên Hành tinh Đỏ, tập trung ở hai cực trong những tảng băng cứng. Cũng có niềm tin là nước còn ở dạng lỏng nhưng ý kiến này không được ủng hộ. Năm 2011, tiến sĩ McEwen và các đồng nghiệp đã nghiên cứu bộ ảnh chụp các vệt dài song song nằm ở vách những hố hình lòng chảo và sườn núi trên Sao Hoả. Những vệt này dài hơn vào mùa hè và mờ dần khi nhiệt độ lạnh vào mùa ông rồi xuất hiện trở lại vào năm tới. “Chúng được gọi là RSL và NASA đã chụp được hàng ngàn vệt như thế. Tìm hiểu về sự hình thành của RSL là mục tiêu hấp dẫn của khoa học” - McEwen nói. Các nhà khoa học tin rằng nước đóng vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của RSL giống như bê tông đổi mầu do nước. Bê tông có màu xẫm khi còn nhiều nước và trở về màu xi măng khi khô nước. Nhưng tất cả chỉ là suy đoán dựa vào hình ảnh và tư duy. Lujendra Ojha, sinh viên sau đại học tại Viện công nghệ Georgia chú ý đến thiết bị spectrometer có trên tàu quĩ đạo thám sát Sao Hoả vì nó có thể phân biệt được từng loại phân tử tuỳ màu sắc chúng hấp thụ. Trở ngại là spectrometer không chụp được hình ảnh sắc nét như camera nên khi phóng to các RSL ra sẽ không thể phát hiện thêm được gì mới. “Chúng ta phải tìm cho ra những kỹ thuật mới có khả năng phân tích chính xác từ xa những thành phần hoá chất có trong RSL” – Ojha, tác giả tham gia công trình nghiên cứu về Sao Hoả đăng trên tờ Nature Geoscience nhận định. Các nhà nghiên cứu cho biết họ phát hiện ra muối ngậm nước tại 4 vị trí. Có RSL dài đến hàng trăm mét. Chúng chỉ xuất hiện tại các triền dốc của Sao Hoả, kể cả khu vực lòng chảo nổi tiếng Garni Crater. Sự xuất hiện của muối ngậm nước phù hợp với nhận định của các nhà khoa học cho rằng chính dòng nước ngầm đã đưa muối ngậm nước lên bề mặt Sao Hoả, tạo ra dòng chảy vào mùa hè trước khi biến mất vào mùa đông. Muối perchlorate chưa đến nhiệt độ đông nên nước vẫn còn lỏng. Nhiều bí ẩn vẫn chưa được giải quyết mà bí ẩn quan trọng nhất là các nhà khoa học không biết nước đến từ đâu. “Có hai giả thuyết căn bản về nguồn gốc của nước trên Sao Hoả: nó đến từ trên hay dưới bề mặt - McEwen nói. Muối perchlorate có thể hoạt động như bọt xốp, hấp thu ẩm độ từ không khí nhưng các số đo cho thấy ẩm độ rất thấp phía trên Sao Hoả, chỉ đủ phủ 10 microns (khoảng 1/2.500 inch) nước khắp hành tinh Đỏ, quá ít nên muối không thể hấp thụ để tạo ra dòng chảy. “Tuy nhiên, nếu  ẩm độ ở khí quyền phần thấp hơn của Sao Hoả (nơi mà tàu quĩ đạo thám sát không dò được) cao hơn nhiều thì sao? Hầu như chúng ta không biết gì về ẩm độ sát bề mặt Sao Hoả - McEwen nói. Một nguồn gốc khác của nước là nước ngầm bị đông cứng trong mùa đông, tan chảy trong mùa hè và trào lên bề mặt. Nước dạng lỏng là một trong những dưỡng chất cần thiết cho sự sống nên sự hiện diện của nước dẩn đến câu hỏi là Sao Hoả trông bề ngoài sa mạc và khô hạn lại có thể là nơi cư trú của các vi sinh vật đặc thù. Nhưng con người không cần thiết phải đặt chân lên Sao Hoả để xem có nước hay không. Tiến sĩ Christopher P. McKay, nhà sinh học vũ trụ tại Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA tại Mountain View, California không nghĩ rằng chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi có nước trên Sao Hoả hay không bằng cách đến tận nơi xem xét các RSL. “Nước có muối đậm đặc dù ở dạng lỏng thì cũng khó tìm ra thể sống đáng giá nào tại đó. Hầu như không thể hình thành một quần thể sống quan trọng trong một môi trường mặn như thế” – ông nói. Ông lấy ví dụ khu vực Don Juan Pond ở Nam Cực, nơi nước vẫn lỏng quanh năm ở nhiệt độ âm vì có nồng độ muối calcium chloride cao. “Tuy nhiên, bay trên chiếc hồ này, nhìn xuống phong cảnh đẹp như hồ bơi, chúng ta sẽ không tháy sinh vật nào sống được dưới đó cả” – McKay nói. Một số nhà khoa học vẫn lạc quan về phát hiện mới về nước trên Hành tinh Đỏ. David E. Stillman, nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu không gian thuộc Viện Nghiên cứu Southwest ở Boulder, Colorado (Mỹ) nhận định: “Nước tại các vết dài có thể không giống nước ở những khu vực khác. Một số chỉ thành lập vào những thời điểm ấm nhất, vì vậy nước có thể không quá mặn để vi khuẩn sinh sôi”. Có thể nói những RSL xuất hiện rồi mất đi là điểm đặc sắc và bí mật nhất của bề mặt Sao Hoả.

LẬP XUÂN

 (Theo Science và Los Angeles Times 9.2015)

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT