Hơn 100 nhà may áo dài tại TP.HCM giảm giá
Hơn 100 nhà may áo dài tại TP.HCM sẽ giảm giá tiền may áo dài, giá bán vải… nhân dịp Lễ hội Áo dài TP.HCM cũng như 8/3. Đây là dịp hiếm hoi các nhà may, cửa hàng, cơ sở may đo áo dài giảm giá, khuyến mãi.
Giảm giá vải, may đo áo dài
Sở Du lịch TP.HCM cho biết hưởng ứng Lễ hội Áo dài TP.HCM năm nay, hiện đã có hơn 100 nhà may đăng ký giảm giá may áo dài với mức giảm lên đến 20%, 36 cửa hàng giảm giá bán vải và phụ kiện may áo dài đến 10%.
Bà Nguyễn Cẩm Tú - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch TP.HCM cho biết ban tổ chức đã vận động các nhà may, các đơn vị bán vải áo dài giảm giá cho du khách và người dân trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hơn 100 nhà may áo dài giảm giá tiền may áo dài, giá bán vải… nhân dịp Lễ hội Áo dài TP.HCM cũng như 8/3. Ảnh: Hồng Phúc
Vải may áo dài, dịch vụ may đo áo dài từ trước đến nay ít được các thương hiệu và cơ sở giảm giá. Tuy nhiên, để tôn vinh và lan tỏa áo dài Việt Nam, các cơ sở kinh doanh đã hưởng ứng nhiệt tình.
Từ nay đến 8/3, Thái Tuấn giảm giá 10-30% cho nhiều loại vải áo dài, kể cả những mẫu mới nhất của thương hiệu. Phụ kiện đi kèm với áo dài như khăn choàng của Thái Tuấn cũng được giảm giá từ 10-20%. Khách có thể đặt hàng online hoặc mua trực tiếp tại cửa hàng.
Trên con đường Áo dài Pasteur (quận 3), nhiều nhà may cũng đang áp dụng giảm giá tiền công cắt vay và vải áo dài từ 10-20% dành cho khách hàng dịp 8/3 cũng như nhân sự kiện Lễ hội Áo dài.
Không chỉ các nhà may, để tôn vinh áo dài, Bảo tàng Áo dài cũng áp dụng giảm giá vé vào cổng lên đến 30% và tổ chức hàng loạt hoạt động hưởng ứng lễ hội như vẽ áo dài, chụp ảnh cùng áo dài, triển lãm áo dài...
Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ khánh thành phòng trưng bày chuyên đề “Áo dài - Nhân vật và Sự kiện”, tổ chức hoạt động trải nghiệm xem thực tế nghệ nhân bảo quản áo dài cung đình xưa thời triều Nguyễn.
Chơi gì ở Lễ hội Áo dài?
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài năm nay được diễn ra với quy mô lớn hơn với nhiều hoạt động tại các di tích lịch sử, di tích văn hóa, điểm đến du lịch, các công trình kiến trúc của TP.HCM để quảng bá đến người dân và du khách, đặc biệt là khách quốc tế.
Lễ hội Áo dài 2023 được diễn ra với quy mô lớn hơn với nhiều hoạt động tại các địa điểm ở TP.HCM để quảng bá đến người dân và du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Ảnh: Hồng Phúc
Tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường Nguyễn Huệ, từ nay đến 5/3 có các tiểu cảnh chụp ảnh kết hợp khu triển lãm hình ảnh Lễ hội Áo dài qua các năm... Đây cũng là nơi biểu diễn các loại hình văn hóa phi vật thể của Việt Nam mà UNESCO đã vinh danh như quan họ, ví - giặm, đờn ca tài tử…
Tại Công viên Lam Sơn và quảng trường trước Nhà hát thành phố là Con đường nghệ thuật Áo dài. Khu vực này có tiểu cảnh chụp hình, triển lãm ảnh áo dài xưa; gian hàng trưng bày, đo may áo dài, kết hợp các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống, trình diễn áo dài, xếp lá dừa nghệ thuật, vẽ tranh áo dài…
Đáng chú ý, lễ hội Áo dài năm nay, lần đầu tiên có ứng dụng công nghệ tương tác trực tuyến thế giới ảo Metaverse để quảng bá áo dài. Thông qua ứng dụng trực tuyến, người dân, khách du lịch trong và ngoài nước sẽ tham gia với hình ảnh các nhân vật mặc áo dài đi qua các điểm du lịch đặc sắc của TP.HCM.
Ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết qua 8 lần tổ chức, Lễ hội Áo dài TP.HCM đã trở thành sự kiện du lịch văn hóa thường niên, đặc trưng của Thành phố không chỉ nhằm nuôi dưỡng, lan tỏa tình yêu áo dài mà còn giới thiệu đến bạn bè quốc tế và du khách về TP.HCM.
Định hướng của TP.HCM với du khách quốc tế, đây là thành phố hiện đại và giàu bản sắc, sống động và an toàn, thân thiện và duyên dáng, nơi du khách có thể tìm thấy những trải nghiệm độc đáo và những cung bậc cảm xúc đáng nhớ.
Thông qua những dịp tổ chức lễ hội áo dài như thế này, tôi tin rằng hình ảnh chiếc áo dài truyền thống Việt Nam ngày...