Nền kinh tế chia sẻ và du lịch sẽ như thế nào sau đại dịch

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Doanh nghiệp và startup đang dần dần bắt nhanh tốc độ một lần nữa quay trở lại đường đua với những cách thức sáng tạo mới nhằm phục vụ và thu hút khách du lịch. Sẽ có rất nhiều sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch dựa trên du lịch.

Khi biên giới trên toàn thế giới mở cửa trở lại, ngành công nghiệp du lịch tiếp tục phát triển sẽ cùng với các lĩnh vực khác hợp tác chặt chẽ hơn. Dựa theo thống kê từ UNTWO, hầu hết các chuyên gia du lịch kỳ vọng mức phục hồi 58% trong quý 3 năm 2022.

Tuy nhiên, nhiều ngành, đặc biệt là những ngành thuộc kinh tế chia sẻ, vẫn còn trong quá trình điều chỉnh theo mức độ, điều kiện mà của những biến động ngành du lịch cũng như nhu cầu luôn thay đổi. Đây là cách nền kinh tế chia sẻ được dự đoán sẽ thay đổi khi chúng ta chuyển sang giai đoạn hậu đại dịch.Nền kinh tế chia sẻ và du lịch sẽ như thế nào sau đại dịch - 1

Cho thuê nhà

Ở Việt Nam, Airbnb, Booking, Traveloka là một số nền tảng cho thuê nhà nổi bật nhất trong ngành chia sẻ lưu trú. Họ cũng là một trong số công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi đại dịch xuất hiện.

Airbnb đã sa thải 25% lực lượng lao động và giá trị sụt giảm chỉ còn một nửa giá trị so với hồi năm 2017. Việc hủy đặt phòng đã ảnh hưởng nặng nề đến nhiều chủ nhà, đặc biệt là những người có thu nhập hoàn toàn dựa trên các nền tảng này.

Hiện nay, các chuyên gia tin rằng nhiều người có thể lựa chọn khách sạn truyền thống hơn ở chung nhà vì các tiêu chuẩn vệ sinh.

Tuy nhiên, những chủ nhà cũng nhận thức được rằng mọi người đang khao khát đi du lịch và niềm tin đó được chứng thực khi cổ phiếu Airbnb tăng vọt lên 112% trong ngày đầu tiên giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Để đối phó với những bất ổn của ngành du lịch hiện nay, nhiều chỗ ở đã chuyển sang cho khách thuê dài hạn với mức giá mềm. Trong thời điểm này thì các công ty cũng đang tìm cách xử lý loạt vấn đề liên quan đến thanh toán và chính sách đảm bảo an toàn cho khách hàng. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp đang xem xét các khả năng kết hợp tiền điện tử và loạt phương thức thanh toán mới khác.

Ứng dụng chia sẻ xe

Ứng dụng chia sẻ xe đã đóng vai trò trung tâm trong việc di chuyển, du lịch và các mục đích tiện ích khác.

Nền kinh tế chia sẻ và du lịch sẽ như thế nào sau đại dịch - 2

Một báo cáo của AskMoney cho thấy ở Mỹ, Uber và Lyft đã thực hiện nhiều biện pháp an toàn khác nhau cho cả người lái và người đi xe. Tại Việt Nam cũng tương tự, Grab, Gojeck hay Be cũng đã làm rất tốt trong vấn đề an toàn vệ sinh mùa dịch vừa qua.

Tuy nhiên, các giãn cách xã hội có các tùy chọn hạn chế cho việc đi lại chung. Nhưng bây giờ tỷ lệ tiêm chủng tiếp tục tăng, doanh thu từ dịch vụ chia sẻ xe đang dần trở lại bình thường.

Nền kinh tế chia sẻ và du lịch sẽ như thế nào sau đại dịch - 3

Hơn nữa, công ty cũng đang mở rộng cho tài xế thực hiện nhiều công việc như giao đồ ăn và các dịch vụ khác, vì nó có thể an toàn hơn so với việc chở hành khách.

Cũng cần lưu ý rằng nhiều tài xế chia sẻ xe đang cân nhắc lại các lựa chọn nghề nghiệp sau khi xu hướng làm việc tại nhà của rất nhiều người tăng mạnh.

Dịch vụ tài chính

Các ứng dụng công nghệ tài chính (fintech) trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Châu Á Thái Bình Dương, đã tăng vọt trong thời kỳ đại dịch. Nhiều người đã chuyển sang các ứng dụng ngân hàng kỹ thuật số để vay, đầu tư và thao tác nhiều dịch vụ tài chính.

Momo, Moca và ZaloPay được đánh giá là 3 ví điện tử được sử dụng phổ biến nhất ở 2 thành phố chính của Việt Nam, 3 ví này chiếm 90% thị phần người dùng ví điện tử.

Hơn nữa, nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sustainable Finance & Investment, việc sử dụng nhiều ngân hàng kỹ thuật số và giao dịch ngang hàng (P2P) không chỉ được mong đợi cho việc mua hàng mà còn trong hoạt động kinh doanh trong ngành du lịch. Các doanh nghiệp du lịch sẽ tích hợp các ứng dụng và dịch vụ fintech và thúc đẩy nâng cao trải nghiệm người dùng trong lĩnh vực này.

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), ngành du lịch trong khu vực ASEAN đã trực tiếp đóng góp con số khổng lồ 135,8 tỷ USD trong năm 2017 và được dự đoán sẽ đạt mức 245,5 tỷ USD vào năm 2028, chiếm 5,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho toàn khu vực.

Nhiều doanh nghiệp Thái Lan đang tích hợp các hệ thống WeChat Pay và Alipay, để phục vụ những khách du lịch đến từ Trung Quốc.

Các thương hiệu Fintech tại Việt Nam như ví điện tử MoMo đã ra mắt tính năng “ Du lịch – Đi lại” ngay trên ứng dụng của mình, giúp người dùng có thể mua các loại vé máy bay, xe lửa, xe khách nhanh chóng.

Nền kinh tế chia sẻ và du lịch sẽ như thế nào sau đại dịch - 4

Đặc biệt, với công cụ tìm kiếm ( search engine) thông minh, ngay khi người dùng lựa chọn lộ trình và thời gian đi/đến, Ví MoMo sẽ ước tính giá tiền cho từng phương tiện di chuyển theo từng ngày… giúp người dùng có thể tối ưu chi phí.

Một cách để các doanh nghiệp và chính quyền địa phương có thể cải thiện trải nghiệm du lịch bằng cách sử dụng ví điện tử là tích hợp chúng vào các hệ thống giao thông địa phương. Ngoài ra, vì nhiều khách du lịch phương Tây đến khu vực có xu hướng đến thăm một số nước ASEAN trong cùng một thời điểm, việc tích hợp các hệ thống như vậy sẽ tạo ra một hệ thống liền mạch cho họ.

Tuy nhiên, một vấn đề mới nảy sinh khi xuất hiện nhiều loại ví điện tử khác nhau. Khách du lịch sẽ phải cài đặt một loạt các ứng dụng khác nhau tùy thuộc vào loại ví điện tử nào phổ biến nhất ở một quốc gia hoặc thành phố cụ thể. Các thương hiệu lớn như Apple Pay, WeChat Pay và Alipay có thể độc quyền thị trường trong khi các thương hiệu ví điện tử nhỏ hơn có thể gặp khó khăn.

Chủ doanh nghiệp cần nhận thức được các xu hướng mới đang nổi lên do hiện tượng ví điện tử ngày càng tăng. Họ cần thích nghi và học hỏi nhanh chóng để tận dụng ví điện tử và “cưỡi con sóng” của ngành du lịch đang bùng nổ.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Thạch An

CLIP HOT