Đền Quán Thánh: Chứng nhân lịch sử, biểu tượng văn hóa Hà Nội

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Vừa qua, đền Quán Thánh được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Đây không chỉ là một địa điểm tâm linh mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn, góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa của Thủ đô.

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định quan trọng, chính thức công nhận Đền Quán Thánh là Di tích quốc gia đặc biệt và là điểm đến du lịch hấp dẫn. Ngôi đền cổ kính này tọa lạc tại số 194 phố Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình.

Đền Quán Thánh: Chứng nhân lịch sử, biểu tượng văn hóa Hà Nội - 1

Đền Quán Thánh

Theo quyết định, UBND quận Ba Đình sẽ chịu trách nhiệm quản lý, khai thác và phát triển Đền Quán Thánh theo đúng quy định của pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc ngôi đền sẽ được đầu tư bảo tồn, tôn tạo và quảng bá rộng rãi đến du khách trong và ngoài nước.

UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng UBND quận Ba Đình phối hợp chặt chẽ để tổ chức quản lý, khai thác và phát triển Đền Quán Thánh - một trong những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của Thủ đô.

Đền Quán Thánh: Chứng nhân lịch sử, biểu tượng văn hóa Hà Nội - 2

Ngôi đền này vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt và sẽ được đầu tư, nâng cấp để đảm bảo phát triển bền vững, hiệu quả.

Đền Quán Thánh, một trong “Thăng Long tứ trấn”, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần trấn giữ phía Bắc kinh thành Thăng Long xưa.

Đền Quán Thánh: Chứng nhân lịch sử, biểu tượng văn hóa Hà Nội - 3

Pho tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen 

Theo truyền thuyết, Đền Quán Thánh được xây dựng từ thời Lý Thái Tổ (1010-1028). Tuy nhiên, theo nghiên cứu của kiến trúc sư Vũ Tam Lang trong cuốn "Kiến trúc cổ Việt Nam", ngôi đền được khởi công vào năm 1012.

Vũ Tam Lang cũng cho rằng đền đã được dời về phía Nam Hồ Tây vào năm 1474 dưới thời vua Lê Thánh Tông trong quá trình mở rộng Hoàng thành Thăng Long. Dù trải qua nhiều lần trùng tu, lần gần nhất vào năm 1836-1838 dưới thời vua Minh Mạng, kiến trúc của đền vẫn giữ được nét cổ kính và hài hòa.

Đền Quán Thánh có cấu trúc gồm tam quan, sân, ba lớp nhà tiền tế, trung tế và hậu cung. Các mảng chạm khắc gỗ tinh xảo và bố cục không gian thoáng đãng tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho ngôi đền. Đặc biệt, hồ Tây phía trước đã góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp thanh bình và mát mẻ cho không gian này.

Chính điện của đền, nơi thờ tự Huyền Thiên Trấn Vũ, có kiến trúc đồ sộ với bốn lớp mái. Bức hoành phi "Trấn Vũ Quán" cùng các câu đối khắc trên tường hồi do các nhà nho nổi tiếng như Nguyễn Thượng Hiền, Vũ Phạm Hàm sáng tác đã tô điểm thêm cho không gian linh thiêng này. Nhà Tiền tế ngoài án thư và khám thờ còn có tượng các vị thần như Luân Quận Công Vũ Công Chấn, người được cho là nghệ nhân đúc tượng Trấn Vũ.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

P.V

CLIP HOT