Cặp đôi Việt xuyên đêm chờ cắm trại chân núi Phú Sĩ, 'nghiện' ngủ trại giữa trời âm độ C

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Nguyệt Minh thừa nhận, vợ chồng cô đã "nghiện" cắm trại. Họ thường xuyên rong ruổi tới các tỉnh thành, hạ trại để ngủ nghỉ qua đêm, chiêm ngưỡng cảnh vật, thiên nhiên hùng vĩ của xứ sở Phù Tang.

Nguyệt Minh (29 tuổi) là một cô gái Hà Nội đã sang Nhật học tập, làm việc và lập gia đình được 7 năm. Hiện, cô cũng là admin trong một Group cắm trại của người Việt tại Nhật có 12.000 thành viên tham gia. Minh thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm riêng, đúc rút từ những chuyến du lịch đến 27/47 tỉnh thành tại Nhật Bản.

“Tương tự như Việt Nam, ở Nhật có 4 mùa, mỗi mùa có vẻ đẹp riêng nên mình rất thích đi du lịch, khám phá. Hai năm trở lại đây, mình làm quen và dần “nghiện” hình thức cắm trại (camping)”, Nguyệt Minh chia sẻ.

Cặp đôi Việt xuyên đêm chờ cắm trại chân núi Phú Sĩ, 'nghiện' ngủ trại giữa trời âm độ C - 1

Vợ chồng Nguyệt Minh thường xuyên đi du lịch

Sở thích cắm trại của Nguyệt Minh… bắt đầu từ đam mê đạp xe của ông xã. Ông xã của Nguyệt Minh từng đạp xe xuyên Nhật Bản. Anh thích đi đó đây bằng cách đạp xe thay vì dùng các phương tiện khác.

“Sức mình có hạn nên mình chỉ có thể đạp xe cùng chồng trong những chuyến đi dưới 200km”, Minh chia sẻ. Để có thể đi đường dài, khám phá nhiều nơi hấp dẫn hơn, cặp đôi tính toán đến phương án cắm trại để nghỉ qua đêm.

Cặp đôi Việt xuyên đêm chờ cắm trại chân núi Phú Sĩ, 'nghiện' ngủ trại giữa trời âm độ C - 2

“Lần đầu cắm trại đêm, hai vợ chồng mình chọn một bãi cắm trại nổi tiếng để đảm bảo an toàn. Mình tròn mắt ngạc nhiên trước sự hoành tráng, đầy đủ các lều trại, dụng cụ của những người chuyên cắm trại tại Nhật. Từ đó mình “lún sâu” vào “ nghiện” đồ cắm trại, không “thoát” ra được. Hai vợ chồng liên tục sắp xếp thời gian cho các chuyến đạp xe - cắm trại”, Nguyệt Minh cho biết.

Cặp đôi Việt xuyên đêm chờ cắm trại chân núi Phú Sĩ, 'nghiện' ngủ trại giữa trời âm độ C - 3

Sau 2 năm "nghiện" cắm trại, vợ chồng Nguyệt Minh đã sắm sửa vài bộ lều khác nhau

Cặp đôi Việt xuyên đêm chờ cắm trại chân núi Phú Sĩ, 'nghiện' ngủ trại giữa trời âm độ C - 4

Mỗi bộ lều trại phù hợp với địa hình, khí hậu, thời tiết khác nhau

Theo chia sẻ của Minh, ở Nhật, cắm trại đã là xu hướng phát triển và tồn tại từ lâu, do đó, khắp các tỉnh, thành phố đều có các bãi cắm trại quy mô, có tầm nhìn đẹp ra núi, biển hay hồ.

Những khu cắm trại dưới chân núi Phú Sĩ được xem là điểm đến cuốn hút nhất với giới mê cắm trại tại Nhật. “Hiện nay, lượng khách đặt chỗ ở đây đã rất đông nên có khi bạn phải đặt trước 3 tháng mới có chỗ cắm trại”, Minh chia sẻ.

Vợ chồng Nguyệt Minh đã có chuyến cắm trại ngắm núi Phú Sĩ vào đầu tháng 5 vừa qua. Thời điểm này, các bãi cắm trại chân núi Phú Sĩ chưa áp dụng hình thức đặt chỗ trước. Du khách tới sẽ xếp hàng chờ chỗ trống.

Gia đình Minh di chuyển hơn 200km trong 3,5 tiếng để tới đây. Minh đến vào 12h đêm mà đã có hơn chục người xếp hàng trước đó.

“Bọn mình xếp hàng đợi check-in và tranh thủ ngủ luôn trên xe ô tô. Đến 8 giờ sáng hôm sau, bọn mình mới vào được khu vực hạ trại. May mắn là thời tiết ủng hộ, quang cảnh siêu đẹp nên thấy chờ đợi thật đáng giá”, Minh hào hứng tâm sự.

Cặp đôi Việt xuyên đêm chờ cắm trại chân núi Phú Sĩ, 'nghiện' ngủ trại giữa trời âm độ C - 5

Vợ chồng Minh chờ đợi 8 tiếng mới có chỗ hạ trại, ngắm núi Phú Sĩ

Cặp đôi Việt xuyên đêm chờ cắm trại chân núi Phú Sĩ, 'nghiện' ngủ trại giữa trời âm độ C - 6

Xung quanh núi Phú Sĩ có nhiều điểm cắm trại để có thể chiêm ngưỡng ngọn núi từ xa nhưng bãi Koan - nơi vợ chồng Minh chọn là một trong những nơi đẹp nhất, đông nhất

Cặp đôi Việt xuyên đêm chờ cắm trại chân núi Phú Sĩ, 'nghiện' ngủ trại giữa trời âm độ C - 7

Sáng sớm, mây tan dần, núi Phú Sĩ hiện ra, in bóng dưới mặt nước - cảnh tượng y hệt hình ảnh trên tờ tiền của Nhật Bản

Minh càng đi nhiều càng nghiện cắm trại bởi có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên mà nếu ở khách sạn thì cô không bao giờ được chiêm ngưỡng như: khung cảnh mây sà xuống sườn núi, lá vàng lá đỏ rơi xào xạc theo cơn gió thu… đẹp nao lòng.

Thời gian có hạn nên vợ chồng Minh thường đi cắm trại cuối tuần, ở lại qua một đêm. Hai vợ chồng thường dành thời gian tham gia các hoạt động như chèo SUP trên hồ, tắm khoáng Onsen, dạo bộ ngắm cảnh…

Cặp đôi Việt xuyên đêm chờ cắm trại chân núi Phú Sĩ, 'nghiện' ngủ trại giữa trời âm độ C - 8

Điểm cắm trại tại Nagatoro, nơi vợ chồng Minh đến mới đây. Khu vực cắm trại có chiếc cầu bắc ngang sông. Từ cầu, du khách có thể ngắm toàn cảnh không gian như đang nhìn từ flycam

Cặp đôi Việt xuyên đêm chờ cắm trại chân núi Phú Sĩ, 'nghiện' ngủ trại giữa trời âm độ C - 9

Vợ chồng Minh đến để chiêm ngưỡng mùa thu tháng 10 tại Nikko - nơi ngắm lá vàng nổi tiếng nhất nước Nhật. Cặp đôi dậy từ 3h sáng để đến nơi vào lúc 7h, xếp hàng chờ cắm trại

Cặp đôi Việt xuyên đêm chờ cắm trại chân núi Phú Sĩ, 'nghiện' ngủ trại giữa trời âm độ C - 10

Dù thức cả đêm để di chuyển tới đây thật sớm nhưng vợ chồng Minh vẫn phải xếp hàng 3 tiếng. Tuy nhiên, khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp khiến họ quên hết mệt mỏi. Nhiệt độ ở khu vực này khoảng -5 độ C

Cặp đôi Việt xuyên đêm chờ cắm trại chân núi Phú Sĩ, 'nghiện' ngủ trại giữa trời âm độ C - 11

“Đêm xuống, nhiệt độ ngoài trời là -5 độ C, gió gào thét thổi bay một vài lều bên cạnh. Một số gia đình phải bỏ về vì thời tiết quá khắc nghiệt. Đây là chuyến đi có thời tiết khắc nghiệt nhất mình từng tham gia nhưng lều trại của mình vẫn vững chãi, an toàn”, Minh chia sẻ

Cặp đôi Việt xuyên đêm chờ cắm trại chân núi Phú Sĩ, 'nghiện' ngủ trại giữa trời âm độ C - 12

Trong các chuyến đi, vợ chồng Minh thường dành thời gian tham gia các hoạt động thú vị như chơi SUP, trượt thác, trượt tuyết...

Cặp đôi Việt xuyên đêm chờ cắm trại chân núi Phú Sĩ, 'nghiện' ngủ trại giữa trời âm độ C - 13

“Những ngày đầu tập làm camper, chưa có nhiều kinh nghiệm nên đêm đến, mình không ngủ được vì đau lưng, lạnh. Bây giờ thì khác rồi, có mưa bão thì mình vẫn ngủ ngon lành trong lều. Nhiều lều xung quanh có khi phải dọn đồ về do bị ngập nước, thổi bay nhưng mình thì hoàn toàn an tâm, tin tưởng vào “sự chịu đựng” của chiếc lều mình chuẩn bị”, cô chia sẻ.

Minh chia sẻ, đồ phục vụ cắm trại rất đa dạng, nhiều chủng loại với mức giá khác nhau. Thay vì mua một lúc đủ đồ, cô tìm hiểu, sắm sửa dần dần để phù hợp với nhu cầu.

Ngày mới đi camping, cứ sau mỗi chuyến đi, khi trở về, Minh lại rẽ ngang các cửa hàng để bổ sung thêm đồ. “Mình mua từng chút một để không mua thừa thãi, lãng phí mà cũng đỡ xót ví hơn. Đồ camping chất lượng giá thành cũng cao lắm”, Minh chia sẻ.

Cặp đôi Việt xuyên đêm chờ cắm trại chân núi Phú Sĩ, 'nghiện' ngủ trại giữa trời âm độ C - 14

Sau mỗi chuyến đi, cặp đôi lại mua sắm thêm những đồ dùng cần thiết

Cặp đôi Việt xuyên đêm chờ cắm trại chân núi Phú Sĩ, 'nghiện' ngủ trại giữa trời âm độ C - 15

Minh ưu tiên những món đồ tiện lợi, đa năng

Cặp đôi Việt xuyên đêm chờ cắm trại chân núi Phú Sĩ, 'nghiện' ngủ trại giữa trời âm độ C - 16

Cặp đôi Việt xuyên đêm chờ cắm trại chân núi Phú Sĩ, 'nghiện' ngủ trại giữa trời âm độ C - 17

Không gian ấm cúng bên trong lều của cặp đôi

Để tận hưởng được niềm vui trọn vẹn trong những chuyến cắm trại, vợ chồng Minh thường tra cứu rất kĩ trước chuyến đi: đường đi, thời tiết, sức gió, địa hình, điểm tham quan, món ngon đặc sản… “Với mình thì quá trình chuẩn bị cũng là niềm vui khi được thỏa sức tìm kiếm những điều mới mẻ”, cô gái Việt tại Nhật chia sẻ.

Cặp đôi Việt xuyên đêm chờ cắm trại chân núi Phú Sĩ, 'nghiện' ngủ trại giữa trời âm độ C - 18

Mùa đông này, Minh và ông xã đang có dự định tiếp tục chinh phục các chuyến cắm trại giữa tiết trời âm độ C

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Linh Trang (Ảnh: Tran Nguyet Minh/Instagram: minh.minion) (Vietnamnet)

CLIP HOT