Việt Nam chế tạo thành công máy oxy dòng cao, giúp 60-70 % bệnh nhân COVID-19 không nặng thêm
Theo các báo cáo nghiên cứu lâm sàng, nếu được sử dụng máy oxy dòng cao này, 60-70 % bệnh nhân bị mắc Covid-19 sẽ được hồi phục, không bị nặng thêm và không phải sử dụng máy thở.
Máy oxy dòng cao BKVM-HF1 được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm của VMED Group (ảnh Kim Chi)
Thông tin từ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường đã tập hợp các chuyên gia khoa học công nghệ và đội ngũ chuyên gia từ VMED Group phối hợp tiến hành nghiên cứu sản xuất thành công máy oxy dòng cao ký hiệu BKVM-HF1.
“Theo các báo cáo nghiên cứu lâm sàng, nếu được sử dụng máy oxy dòng cao này, 60-70 % bệnh nhân bị mắc Covid-19 sẽ được hồi phục, không bị nặng thêm và không phải sử dụng máy thở. Máy oxy dòng cao là thiết bị cần thiết để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân viêm phổi, suy hô hấp giai đoạn đầu do Covid-19” PGS. Nguyễn Văn Chi, phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai đánh giá.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng hoan nghênh và đánh giá cao kết quả nghiên cứu này. Ông và các đơn vị chuyên môn Bộ Y tế đã hỗ trợ nhanh thủ tục pháp lý để có thể sản xuất hàng loạt máy oxy dòng cao BKVM-HF1.
Nhóm nghiên cứu thảo luận kết quả và phương án phát triển sản phẩm (ảnh Duy Thành)
Máy oxy dòng cao (HFNC-High Flow Nasal Cannula) được nghiên cứu sản xuất từ nhu cầu cao trong điều trị Covid-19 tại các cơ sở y tế .
Máy có chức năng cung cấp liên tục khí thở lưu lượng cao (lên tới 60 l/phút) với nồng độ oxy điều chỉnh được (từ oxy không khí đến nguyên chất). Dòng khí thở được ổn định ở 37 độ C với độ ẩm bão hòa và cấp qua gọng mũi để giúp điều trị bệnh nhân suy hô hấp.
Máy đã được đo lường tại phòng thử nghiệm của VMED Group, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở bởi HUST, giám định kỹ thuật từ Vinacontrol, thử nghiệm tại Trung tâm cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, và được Bộ Y tế quyết định lưu hành vào giữa tháng 6/2021.
Hiện tại, 30 máy BKVM-HF1 đầu tiên chuyển tới các tâm dịch của Việt Nam đã được Tổng Công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí PETROSETCO, thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tài trợ toàn bộ chi phí sản xuất trị giá 1,5 tỷ đồng.
Trước đó, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 như kit thử nhanh virus, cáng cách ly áp lực âm, buồng áp lực dương, mũ thở khí tươi, buồng khử khuẩn toàn thân di động, máy thở...
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM đề xuất xem xét đưa quận 1, quận 4, quận...