Sóc Trăng dẫn đầu ĐBSCL về chỉ số hài lòng trong phục vụ hành chính
Năm 2021, Sóc Trăng có chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) đứng đầu ĐBSCL và xếp thứ 9/63 tỉnh, thành. So với năm 2020, chỉ số này của Sóc Trăng tăng 5 bậc.
Ngày 25/5, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ công bố chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính và chỉ số cải cách hành chính năm 2021.
Năm 2021, tỉnh Sóc Trăng có chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) đạt 89,51%, đứng đầu ĐBSCL và xếp 9/63 tỉnh, thành cả nước. So với năm 2020, chỉ số SIPAS của Sóc Trăng tăng 0,84%, tăng 5 bậc.
Năm 2021, tỉnh Sóc Trăng có chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính dẫn đầu ĐBSCL. Ảnh: Duy Khang.
Đứng thứ 2-3 về chỉ số SIPAS tại ĐBSCL là tỉnh Đồng Tháp (đạt 89,51%) và Cà Mau (87,92%). Tỉnh xếp hạng chỉ số SIPAS thấp nhất trong vùng là Kiên Giang (83,88%).
Đối với chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Sóc Trăng tiếp tục vươn lên một bậc, đứng vị trí 18/63 tỉnh, thành trong cả nước (năm 2020 đứng 19/63). Ngoài dẫn đầu khu vực về chỉ số SIPAS, Sóc Trăng cũng là địa phương xếp hạng nhất trong khu vực về chỉ số PAR INDEX.
Đứng cuối bảng xếp hạng về chỉ số PAR INDEX tiếp tục là Kiên Giang (đạt 79.97%). Tỉnh này cũng là địa phương có chỉ số PAR INDEX hạng 63/63 tỉnh, thành.
Kiên Giang có chỉ số SIPAS thấp nhất trong vùng. Ảnh: Duy Khang.
Trong nhiều năm qua, các cấp, các ngành của tỉnh Sóc Trăng không ngừng tăng cường cải cách hành chính để chỉ số SIPAS và PAR INDEX tăng dần. 4 năm qua, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng làm việc với hơn 500 lượt nhà đầu tư và thu hút được 101 dự án với tổng vốn hơn 64.569 tỷ đồng. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các dự án đầu tư tại Sóc Trăng là lĩnh vực công nghiệp (35% tổng số dự án).
Giai đoạn 2022-2025, Sóc Trăng kêu gọi 39 dự án theo 5 trụ cột là dịch vụ logistics, hạ tầng công nghiệp - đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch và năng lượng tái tạo.
Địa phương cũng đưa ra 4 phương châm để đồng hành là cùng nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp; cùng nhà đầu tư trong giải quyết các thủ tục hành chính; đồng hành cùng nhà đầu tư trong xây dựng công trình, cam kết đầu tư hạ tầng, đường giao thông, cấp điện, nước, thông tin liên lạc đến chân hàng rào dự án và đồng hành cùng nhà đầu tư giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc.
Tỉnh Sóc Trăng có chỉ số SIPAS thứ 9/63 tỉnh, thành. Ảnh: Duy Khang.
Trong các dự án Sóc Trăng kêu gọi đầu tư có sân golf 79 ha tại xã Song Phụng, huyện Long Phú; khu lâm viên, vui chơi giải trí, tham quan du lịch hơn 20 ha tại TP Sóc Trăng; 2 khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái 662 ha và 314 ha tại thị xã Ngã Năm, huyện Mỹ Tú; các dự án điện gió ngoài khơi tại huyện Cù Lao Dung và thị xã Vĩnh Châu với tổng công suất dự kiến 5.250 MW…
Tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào cuối tháng 4 vừa qua, UBND tỉnh Sóc Trăng đã trao 4 quyết định chủ trương đầu tư, ký kết gần 20 biên bản ghi nhớ nghiên cứu, khảo sát đầu tư, với tổng vốn đầu tư các dự án hơn 210.000 tỷ đồng trên các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, năng lượng, giao thông, xây dựng, đô thị, logistics, chuyển đổi số…
Sau 30 năm tái lập tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng đã có trụ sở làm việc khang trang, đáp ứng nhu cầu làm việc, hội...