Những cửa hàng bị lô cốt trên đường Lê Lợi án ngữ nhiều năm

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

7 năm nằm khuất sau các lô cốt, các tiệm kinh doanh trên đường Lê Lợi (TP.HCM) không còn cảnh tấp nập khách ra vào, doanh thu kém hơn nhiều lần thời gian bị đại dịch bùng phát.

Những cửa hàng bị lô cốt trên đường Lê Lợi án ngữ nhiều năm - 1

Từ giữa năm 2014 đến nay, phần lớn mặt đường Lê Lợi (đoạn từ đường Đồng Khởi đến đường Pasteur) được rào chắn để phục vụ thi công ga ngầm Nhà hát TP.HCM, thuộc tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Giống như tuyến đường Đồng Khởi, khu vực này từng được coi là khu đất vàng của TP.HCM, giá thuê mặt bằng lên đến hàng trăm triệu đồng/tháng.

Những cửa hàng bị lô cốt trên đường Lê Lợi án ngữ nhiều năm - 2

Nhà số 12 Lê Lợi có diện tích gần 100 m2 được rao thuê trên trang bất động sản với mức giá 289 triệu đồng/tháng. Có vị trí đắc địa nhưng giá thuê cao khiến không nhiều đơn vị chọn lựa vào thời điểm khó khăn này. Song, nằm xen kẽ những địa chỉ phải rao trả mặt bằng, một số chủ vẫn bám trụ kinh doanh ở đây như cửa hàng thời trang số 10.

Những cửa hàng bị lô cốt trên đường Lê Lợi án ngữ nhiều năm - 3

Tại số nhà 26B, dù nằm sau tấm chắn công trình cao hơn cả cửa ra vào, một quán cafe vẫn hoạt động từ năm 2018. Mở bán một thời gian, chủ quán quyết định chỉ bán mang về, chừa 2-3 ghế để khách ngồi tại chỗ. Lý do là vị trí quán không còn chỗ để xe cho khách, chủ cũng muốn tận dụng khoảng trống kinh doanh thêm thời trang.

Những cửa hàng bị lô cốt trên đường Lê Lợi án ngữ nhiều năm - 4

Bà Nguyễn Kim Lan (73 tuổi) tiếp tục kinh doanh trên mặt bằng chỉ hơn 2 m2 từ nhiều năm nay. Bà cho biết doanh thu bán hàng sụt giảm gần 90%. Thời điểm chưa có dịch bệnh, khách du lịch vẫn còn lai rai, bán cầm cự qua ngày. "Hiện tại, tôi chỉ sống nhờ tiền lương hưu, cả tuần nay chưa bán được một sản phẩm nào. Tiền mặt bằng được chủ nhà hỗ trợ 0 đồng từ tháng 10", bà Lan chia sẻ thêm.

Những cửa hàng bị lô cốt trên đường Lê Lợi án ngữ nhiều năm - 5

Không may mắn như bà Lan, tiệm tranh bên cạnh bà vẫn cố gắng cầm cự đóng tiền nhà hàng tháng dù không buôn bán được, chỉ mong có thể giữ được mặt bằng "vàng".

Những cửa hàng bị lô cốt trên đường Lê Lợi án ngữ nhiều năm - 6

Một quản lý của shop quần áo cho biết họ chịu thất thu lớn từ khi lô cốt được dựng lên. Cửa hàng còn trụ lại được là nhờ vào lượng khách quen, hầu như không có khách mới vì lô cốt đã che khuất tầm nhìn. "Dù lô cốt trên đoạn đường này đã mở một phần rào chắn, nhưng phần rào ngay trước cửa hàng tôi vẫn còn khuất tầm nhìn của khách, nên vẫn chưa cải thiện được gì", quản lý này chia sẻ.

Những cửa hàng bị lô cốt trên đường Lê Lợi án ngữ nhiều năm - 7

Lô cốt che chắn gần 30 cửa hàng mặt tiền đường Lê Lợi trên đoạn đường 400 m. Đã có trên dưới 10 địa điểm trả mặt bằng. Một số dời địa điểm về vị trí khác có lưu lượng giao thông tốt hơn, một số chấp nhận dừng kinh doanh.

Những cửa hàng bị lô cốt trên đường Lê Lợi án ngữ nhiều năm - 8

Đường Lê Lợi từng là cung đường du lịch sầm uất nhất nhì thành phố, kết nối 2 khu vui chơi, giải trí sôi động giữa trung tâm là khu phố Tây (Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão) và phố đi bộ Nguyễn Huệ. Người dân nơi đây mong mỏi công trình sớm hoàn thành, lô cốt được tháo dỡ.

Những cửa hàng bị lô cốt trên đường Lê Lợi án ngữ nhiều năm - 9

Vào tháng 4/2021, đoạn từ đường Nguyễn Huệ đến đường Pasteur đã được tháo dỡ một phần rào chắn. Mặt bằng bên hông khách sạn Rex đã được tái lập, trả lại không gian cho khu vực.

Những cửa hàng bị lô cốt trên đường Lê Lợi án ngữ nhiều năm - 10

Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cho biết đơn vị đang khẩn trương tái lập mặt bằng sau nhiều năm thi công khu vực hầm đào hở trên đường Lê Lợi (đoạn từ đường Nguyễn Huệ đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Dự kiến đoạn lô cốt này sẽ được tháo dỡ trước dịp 30/4 năm nay.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Chí Hùng (Zing News)

CLIP HOT