'Ngành khách sạn đang trong giai đoạn chuyển giao'

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Theo ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels APAC, “có thể nói rằng ngành khách sạn đang trong giai đoạn chuyển giao. Đây là thời kỳ mà thị trường phải trải qua những khó khăn tạm thời".

Trong 10 tháng đầu năm 2022, hoạt động du lịch nội địa ghi nhận 91,8 triệu lượt khách nội địa và đã vượt mức tổng lượt khách nội địa của cả năm 2019 là 85 triệu lượt.

Tuy vậy, hoạt động du lịch quốc tế chưa được như kỳ vọng. Tính hết 10 tháng đầu năm 2022, Việt Nam chào đón 2,35 triệu lượt khách quốc tế, bằng 16% so với cùng kỳ năm 2019. Sự sụt giảm nguồn cầu từ hai thị trường khách Trung Quốc và Nga đã làm chậm quá trình khôi phục hoạt động du lịch quốc tế.

Hàn Quốc đang là thị trường dẫn đầu về lượng khách quốc tế đến Việt Nam, đạt gần 620.000 lượt khách và chiếm 26% tổng lượt khách quốc tế. Thị trường khách Ấn Độ ghi nhận mức tăng trưởng trung bình 51%/tháng, thu hút 82.000 lượt khách trong 10 tháng đầu năm.

Theo ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels APAC, “có thể nói rằng ngành khách sạn đang trong giai đoạn chuyển giao. Đây là thời kỳ mà thị trường phải trải qua những khó khăn tạm thời. Những thách thức này đặt ra nền móng cho các cải thiện mang tính lâu dài, giúp thị trường định hình rõ ràng hơn cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ và quản lý vận hành.

Hoạt động của các khu nghỉ dưỡng ven biển khôi phục chậm hơn so với kỳ vọng do vẫn còn thiếu vắng nguồn khách quốc tế. Nhìn chung, công suất phòng trung bình của Việt Nam vẫn thấp hơn cùng kỳ năm 2019 khoảng 40%".

Ông Mauro Gasparotti cho biết thêm, một số điểm đến ven biển nổi tiếng như Nha Trang – Cam Ranh, Đà Nẵng ghi nhận mức độ khôi phục thấp hơn trung bình thị trường. Trong khi đó, nhiều khách sạn tại TP HCM và Hà Nội đang ghi nhận những cải thiện trong hoạt động kinh doanh.

Phân khúc khách công vụ, khách lưu trú dài hạn và các đoàn khách MICE đang có xu hướng tăng trưởng tốt. Một số khu nghỉ dưỡng cao cấp, boutique cũng ghi nhận kết quả hoạt động khá tích cực. Điều này cho thấy những sản phẩm chất lượng, quản lý vận hành tốt vẫn có tệp khách hàng riêng ngay cả trong những giai đoạn thị trường biến động.

Giám đốc Savills Hotels APAC nói thêm rằng, sự sụt giảm nguồn cầu quốc tế chỉ là một trong những rào cản của quá trình phục hồi của ngành du lịch. Bên cạnh đó, không thể không đề cập đến tốc độ tăng trưởng nguồn cung lớn tại một số địa điểm du lịch trong nước, góp phần gia tăng áp lực lên giá bán và công suất phòng tại những thị trường này.

"Trong ba năm tới, ước tính sẽ có thêm 47.000 phòng (bao gồm dự án khách sạn và condotel) đi vào vận hành. Tuy nhiên, trong bối cảnh điều kiện thị trường cùng với các chính sách kiểm soát tín dụng, một phần các dự án đang triển khai này có thể sẽ bị chậm tiến độ hơn so với dự kiến”,Giám đốc Savills Hotels APAC dự báo.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Ngọc Anh (Doanh nghiệp & Kinh doanh)

CLIP HOT