Khách Trung Quốc gặp khó khi du lịch châu Âu

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Thủ tục xin thị thực cho người Trung Quốc chậm trễ do thiếu hụt nhân sự và nơi cấp visa. Điều này khiến kế hoạch của nhiều người dân nước này bị ảnh hưởng.

Khách Trung Quốc gặp khó khi du lịch châu Âu - 1

Nhiều du khách Trung Quốc chưa thể quay lại châu Âu vì thời gian xin visa kéo dài. Ảnh: Reuters.

Khách du lịch Trung Quốc cảm thấy chán nản vì thời gian xin thị thực vào các nước châu Âu quá lâu, đồng thời nhiều trung tâm tiếp nhận thị thực đã đóng cửa.

Một số quốc gia, bao gồm có Đức, vẫn còn nhiều hạn chế đối với du khách Trung Quốc. Đối với người dân, họ gặp khó khăn trong việc đặt lịch hẹn ở các trung tâm xin thị thực, gây chậm trễ công việc và kế hoạch ban đầu.

Thiếu nhân sự gây chậm trễ việc cấp thị thực

Việc Trung Quốc nhanh chóng dỡ bỏ các hạn chế do Covid-19 đã khiến các đại sứ quán và lãnh sự quán rơi vào thế bị động. Thiếu nhân sự dẫn đến khó khăn cho việc cấp thị thực và hoạt động kinh doanh quốc tế.

Theo Joerg Wuttke, người đứng đầu Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc, một số lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc đã đợi 8 tuần để được cấp thị thực kinh doanh đến châu Âu. Trước đại dịch, các thủ tục này có thể hoàn thành chỉ trong vài ngày.

Các nước trong khu vực Schengen bị ảnh hưởng nặng nề bởi quyết định này, đặc biệt là Đức, một quốc gia coi Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng.

Ở Trung Quốc, ít nhất có hai tập đoàn kinh doanh nước ngoài hàng đầu đã kêu gọi sự trở lại của các hệ thống và quy trình trước đại dịch. Không ít khách du lịch Trung Quốc đến châu Âu bị chậm trễ về thị thực, dẫn đến phải hủy bỏ và sắp xếp lại kế hoạch.

Khách Trung Quốc gặp khó khi du lịch châu Âu - 2

Các trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin visa chưa thể quay lại nhịp độ làm việc như trước đây. Ảnh: ConvertKit/Unsplash.

Wuttke cho rằng những nút thắt trong việc phê duyệt thị thực của Đức là do thiếu nguồn lực để đối phó với nhu cầu gia tăng đột biến. Ông giải thích với SCMP: “Đơn giản là họ không có đủ nhân sự để xử lý”.

Việc gỡ bỏ chính sách Covid-19 của Trung Quốc trùng với kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Tết Nguyên đán, hầu hết công nhân đều trở về quê sau nhiều năm hạn chế, khiến các doanh nghiệp phải đóng cửa.

Một số trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin visa như VFS Global, BLS International và TLScontact đã giảm hoạt động trong những năm Covid-19, khi nhu cầu đi du lịch quốc tế gần như không tồn tại.

Phát ngôn viên của Đại sứ quán Đức tại Bắc Kinh đã nhắc đến việc đóng cửa các trung tâm VFS “trong gần ba năm” khi giải thích về sự chậm trễ. Ông cho biết việc mở cửa lại các trung tâm cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, các hoạt động ở Bắc Kinh sẽ tiếp tục vào giữa tháng hai.

Cản trở công việc, lên kế hoạch du lịch lại từ đầu

Đáp lại việc Trung Quốc vẫn đặt các yêu cầu đầu vào liên quan đến Covid-19, Đức đã có nhiều động thái gay gắt như yêu cầu du khách châu Á phải thực hiện kiểm tra Covid-19. Vào tháng 1, Đức khuyến cáo không nên đi du lịch Trung Quốc nếu như không cần thiết, do số lượng ca nhiễm ở đây khá cao.

Nhiều người Đức sinh sống tại Trung Quốc đã phàn nàn rằng các thủ tục giấy tờ cần thiết để xin visa Đức quá rườm rà. Jens Hildebrandt, CEO của Phòng Thương mại Đức ở miền Bắc Trung Quốc, cho biết các công ty Đức ở Trung Quốc gặp bất lợi trong cạnh tranh vì các ứng viên phải chứng minh rằng các chuyến công tác là cần thiết và giải thích lý do họ không thể làm việc từ xa.

Ông nói: “Trước đại dịch, điều này không xảy ra. Các doanh nghiệp Đức phải khẩn trương đưa nhân viên đến Đức. Tôi hy vọng Bộ Ngoại giao Đức sẽ sớm áp dụng lại quy trình cấp thị thực như cũ”.

Phát ngôn viên của VFS Global cho biết công ty chỉ xử lý các vấn đề hành chính và không nhắc đến đến quy trình xin thị thực.

Khách Trung Quốc gặp khó khi du lịch châu Âu - 3

Nhiều người Trung Quốc đã phải hủy bỏ kế hoạch đi châu Âu vì không có visa. Ảnh: Shutter.

Các quyết định về đơn xin thị thực, bao gồm thời gian sắp xếp cuộc hẹn và thời gian xử lý, đều tùy theo quyết định riêng của cơ quan lãnh sự đối tác của đơn vị này và có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh. Người phát ngôn cho biết thêm trong mùa cao điểm có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến.

Theo công ty, việc giảm số lượng đơn xin thị thực trong đại dịch đã khiến VFS Global phải “tái cấu trúc một số trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực”, bao gồm cả việc tạm thời đóng cửa “một vài trung tâm”. Tuy nhiên, TLScontact và BLS International không đưa ra câu trả lời.

Guan, 35 tuổi, cho biết cô đã phải vật lộn để có được một cuộc hẹn tại trung tâm xử lý thị thực ở Thượng Hải vì họ chỉ nhận nhận đặt lịch vào hai buổi sáng trong tuần.

Cô chia sẻ những người dân muốn xin thị thực phải gửi email đến địa chỉ cụ thể với thông tin chi tiết chuyến đi của họ và chờ được thông báo lịch trống, vì họ không thể xem được lịch hẹn phỏng vấn ở một số quốc gia trong thời gian thực. “Đây là cách làm cổ điển”, Guan nói.

Sự chậm trễ về thị thực đang cản trở các kế hoạch kinh doanh. Một người giấu tên cho biết công việc có thể bị hủy bỏ vì nhóm của ông vẫn chưa hoàn thành thủ tục xin thị thực kinh doanh.

Wang, doanh nhân đến từ miền Tây Trung Quốc, đang lo lắng về việc không kịp xin thị thực cho chuyến bay sang Tây Ban Nha vào tháng ba tới. Anh chỉ được nhận thị thực Schengen do Pháp cấp và phải đi quãng đường 1.200 km từ nhà đến Bắc Kinh để nộp đơn.

Wuttke nói: “Chúng ta phải nhanh chóng nối lại quy trình cho phép doanh nhân đi du lịch, vì điều này tạo ra việc làm và lợi ích thương mại. Tiếp theo, ở phía châu Âu và Trung Quốc cần nhanh chóng khởi động lại quy trình cấp thị thực cũ, cho phép các khu vực kết nối với nhau”.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Vân Thảo (Zing News)

CLIP HOT