Giỗ tổ Hùng Vương: Đã mắt xem nghệ nhân thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Giỗ tổ Hùng Vương: Hàng trăm nghệ nhân tham gia hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, khiến bất kỳ ai tham gia hội thi cũng cảm thấy thích thú.

Ngày 19/4 (tức mùng 8/4 âm lịch), tại sân Trung tâm lễ hội - Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Sửu 2021 đã tổ chức lễ khai mạc Hội thi: Gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy.

Giỗ tổ Hùng Vương: Đã mắt xem nghệ nhân thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy - 1

Hội thi năm nay có 13 đội của các huyện, thị, thành phố trong tỉnh tham gia

Giỗ tổ Hùng Vương với sự tham gia của hàng trăm nghệ nhân

Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy năm 2021 với sự tham gia của hàng trăm nghệ nhân đến từ 13 huyện, thành, thị trong tỉnh Phú Thọ, đông đảo nhân dân tham dự và cổ vũ cho các đội.

Bánh chưng, bánh giầy của đội đạt giải Nhất sẽ được chọn làm vật phẩm dâng cúng Vua Hùng trong ngày 10/3 âm lịch.

Giỗ tổ Hùng Vương: Đã mắt xem nghệ nhân thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy - 2

Các nghệ nhân gói bánh trong sự cổ vũ nhiệt tình của các cổ động viên

Giỗ tổ Hùng Vương: Đã mắt xem nghệ nhân thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy - 3

Trong 10 phút, các đội phải hoàn thành gói xong 10 chiếc bánh. Hết gạo, nhân, 10 chiếc bánh phải đều mới được điểm cao

Hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy là một trong những hoạt động mang ý nghĩa sâu sắc, mang đậm nét truyền thống của dân tộc Việt, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn".

Hội thi không chỉ là cơ hội để các nghệ nhân thể hiện khả năng, giao lưu học hỏi kinh nghiệm mà quan trọng chính là góp phần gìn giữ bản sắc và các giá trị văn hóa tiêu biểu của các vùng quê nông nghiệp, nông thôn; góp phần tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá đến đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh. 

Giỗ tổ Hùng Vương: Đã mắt xem nghệ nhân thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy - 4

Bánh chưng gói buổi sáng xong sẽ được nấu. Bánh chưng đạt chất lượng phải là bánh chín đều, dẻo, thơm ngon

Đồng thời, đây cũng là sản phẩm đặc trưng, có ý nghĩa của du lịch Phú Thọ để du khách mua làm quà tặng người thân và gia đình khi hành hương về vùng đất Tổ cội nguồn.

Giỗ tổ Hùng Vương: Đã mắt xem nghệ nhân thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy - 5

Đến buổi chiều, các nghệ nhân sẽ thi giã bánh giầy

Giỗ tổ Hùng Vương: Đã mắt xem nghệ nhân thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy - 6

Bánh giầy phải tròn, dẻo và đều

Tương truyền, Vua Hùng Vương thứ 6 mở hội thi kén người tài để chọn người kế vị. Hoàng tử út tên là Lang Liêu, nhờ làm được hai loại bánh từ sản vật nông nghiệp tượng trưng cho trời và đất, lại rất thơm ngon nên đã được truyền ngôi.

Vua Hùng đặt tên cho loại bánh vuông tượng trưng cho đất là bánh chưng, loại bánh tròn tượng trưng cho trời là bánh giầy. Từ đó, dân tộc Việt Nam có phong tục gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy dâng cúng ông bà, tổ tiên. Đây là hai vật phẩm không thể thiếu trong những ngày lễ cổ truyền của dân tộc, đặc biệt là dịp Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm.

Kết thúc cuộc thi, về nội dung gói, nấu bánh chưng: Đội Cẩm Khê giành giải Nhất; 3 giải Nhì thuộc về đội Phù Ninh, Thanh Sơn và Việt Trì; giải Ba gồm các huyện Lâm Thao, Tân Sơn, Hạ Hòa, Yên Lập, Thanh Thủy, Đoan Hùng, Thanh Ba, Tam Nông và TX.Phú Thọ. 

Về nội dung giã bánh giầy: Giải Nhất thuộc về huyện Yên Lập; giải Nhì thuộc về huyện Thanh Ba, Tam Nông, TP.Việt Trì; giải Ba gồm các đội của huyện Cẩm Khê, Thanh Sơn, Phù Ninh, Đoan Hùng, Phù Ninh, Thanh Thủy, Thanh Ba và Lâm Thao và TX.Phú Thọ.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Theo Tuấn Trung (Báo Dân Việt)

CLIP HOT