'Du lịch và hàng không cần nhanh chóng chớp lấy cơ hội để phục hồi'

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Mở lại đường bay quốc tế đã tạo điều kiện để ngành hàng không Việt Nam tiến dần tới bình thường hoá hoàn toàn các hoạt động, không bị chậm chân trong cuộc cạnh tranh với các hãng hàng không trong khu vực và thế giới.

Chiều 24/2, tại quần thể nghỉ dưỡng FLC Quy Nhơn (Bình Định), Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam, hãng hàng không Bamboo Airways tổ chức tọa đàm “Hàng không Việt mở lại bay quốc tế: Động lực mới, cơ hội mới”.

Tọa đàm với sự tham gia của các diễn giả là đại diện cơ quan quản lý, chuyên gia, lãnh đạo địa phương, lãnh đạo doanh nghiệp cũng như các chuyên gia kinh tế. Bên cạnh đó, diễn giả tham gia tọa đàm còn có các đại diện đến từ Đại sứ quán Séc tại Việt Nam.

'Du lịch và hàng không cần nhanh chóng chớp lấy cơ hội để phục hồi' - 1

Toàn cảnh tọa đàm “Hàng không Việt mở lại bay quốc tế: Động lực mới, cơ hội mới” chiều 24/2

Tọa đàm có sự tham gia của lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, lãnh đạo Tổng cục Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam cùng chuyên gia hàng không, kinh tế, du lịch, đại diện doanh nghiệp hàng không, lữ hành lớn…

Các diễn giả phân tích những vấn đề, kiến nghị, giải pháp để kích thích hơn nữa đà hồi phục của hoạt động bay thường lệ quốc tế, đồng thời đảm bảo các quy định, điều kiện về an toàn phòng chống dịch trong bối cảnh Việt Nam dỡ bỏ hạn chế, mở lại các đường bay quốc tế từ ngày 15/2.

Mở đầu tọa đàm, ông Bùi Doãn Nề - Phó Chủ tịch Hiệp hội hàng không Việt Nam nhận định hàng không và du lịch là hai ngành chịu thiệt hại lớn nhất. Hoạt động của các doanh nghiệp hàng không đã bị ảnh hưởng trên cả mạng bay nội địa và quốc tế. Kết quả sản xuất kinh doanh giảm sút, tình trạng tài chính các doanh nghiệp trong ngành gặp khó khăn. Một bộ phận lớn người lao động bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc, giảm thu nhập.

Sau khi cho phép triển khai và khôi phục tưng bước đường bay nội địa, ngành hàng không Việt Nam đã có sự khởi sắc trở lại. Đặc biệt, ngành đã phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Nhâm Dần, đảm bảo hành khách đi lại an toàn trên cả các khía cạnh giao thông lẫn y tế.

'Du lịch và hàng không cần nhanh chóng chớp lấy cơ hội để phục hồi' - 2

Ông Bùi Doãn Nề - Phó Chủ tịch Hiệp hội hàng không Việt Nam

Các hãng hàng không, các sân bay, cảng hàng không, cơ quan điều hành bay và các đơn vị phục vụ mặt đất đã phối hợp với nhau ngày càng chặt chẽ, giúp hành khách đi lại ngày càng thuận lợi hơn.

Tuy nhiên theo ông Nề, việc mở lại đường bay quốc tế cũng đặt ra những thách thức lớn đối với Việt Nam nói chung, với ngành hàng không và du lịch. Đặc biệt là khó khăn do thị trường cần có giải pháp khôi phục và kích cầu trở lại; khó khăn do kiểm soát và đảm bảo an toàn cho hành khách và cộng đồng trong tình hình diễn biến dịch bệnh còn phức tạp.

Ông Hà Văn Siêu - Phó Cục trưởng Tổng cục Du lịch nhận định, Việt Nam ngày càng hấp dẫn trong bạn bè quốc tế, tạo niềm tin cho ngành du lịch. Tiềm lực năng lực của doanh nghiệp Việt Nam đang mở rộng cũng là cơ hội đến với chúng ta sau đại dịch. Cơ hội để phân chia lại thị trường, thị phần lớn lên như nào phụ thuộc vào đổi mới sáng tạo và nắm bắt cơ hội.

Sau 3 tháng thí điểm đón khách quốc tế, ngành du lịch cùng các ngành khác đã có sự linh hoạt và phục hồi. Theo số liệu, dịp Tết Nhâm Dần 2022 đã đạt 6,1 triệu lượt khách nội địa, 590 khách quốc tế. Kế hoạch năm 2022 sẽ đón 5-6 triệu lượt khách quốc tế và hơn 60 triệu khách nội địa.

'Du lịch và hàng không cần nhanh chóng chớp lấy cơ hội để phục hồi' - 3

Ông Hà Văn Siêu - Phó Cục trưởng Tổng cục Du lịch

Ông Siêu cho biết, khách du lịch bây giờ thông thái hơn rất nhiều. Với sự hỗ trợ công nghệ hiện nay, hành khách tự chọn, tự lên lên kế hoạch… Các doanh nghiệp cần phải thích ứng, khai thác công nghệ, hỗ trợ làm sao để khách có du khách tốt nhất. 

“Hành khách bây giờ hướng tới việc di chuyển gọn gàng nhưng trải nghiệm phải sâu, có lợi, an toàn cho sức khỏe. Từ nhu cầu du lịch an toàn người ta tìm đến những sản phẩm an toàn. Các trải nghiệm phải đủ để khách du lịch có những trải nghiệm mỹ mãn nhất”, ông Siêu nói.

"Đây thời điểm du lịch và hàng không cần nhanh chóng chớp lấy cơ hội để phục hồi trong bối cảnh mới, đưa Việt Nam trở thành điểm đến uy tín và có vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế" ông Hà Văn Siêu nhấn mạnh.

Ông Bùi Minh Đăng - Phó Trưởng phòng Vận tải Hàng không - Cục Hàng không Việt Nam nhìn nhận việc hàng không mở đường bay, tăng tần suất sẽ tạo điều kiện lớn cho du lịch phát triển. Du lịch phát triển lại mang nguồn khách rất lớn, hỗ trợ cho ngành hàng không. Ông cho biết, tính tới thời điểm hiện tại, hàng không Việt Nam đã mở lại bay quốc tế đến 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Từ ngày 11/1 đến ngày 23/2, có khoảng 200 nghìn khách quốc tế đến Việt Nam. Con số này theo ông Đăng, còn rất nhỏ so với lượng khách (4 triệu khách/tháng) thời kỳ cao điểm năm 2019 nhưng “vẫn là con số ấn tượng” vì chúng ta vừa mở lại sau thời kỳ dịch.

'Du lịch và hàng không cần nhanh chóng chớp lấy cơ hội để phục hồi' - 4

Ông Bùi Minh Đăng - Phó Trưởng phòng Vận tải Hàng không - Cục Hàng không Việt Nam

Ông Đăng cho biết, hiện tại thị trường kỳ vọng nhất là Trung Quốc và Hàn Quốc khi lượng khách du lịch đi lại trên các đường hàng không đến Việt Nam rất lớn. Các hãng đã mở lại đường bay đến thị trường Hàn Quốc, tuy nhiên, thị trường Trung Quốc, như năm 2019 có đến hơn 7 triệu khách quốc tế đi trên đường bay Trung Quốc - Việt Nam, chỉ thua thị trường Hàn Quốc là 10 triệu khách, do các quy định chống dịch mà hành khách từ Việt Nam sang Trung Quốc vẫn bị hạn chế. 

“Việc khôi phục đường bay với Trung Quốc đang là vấn đề, chúng ta cần phải tiếp tục làm việc với nhà chức trách hàng không Trung Quốc. Còn với thị trường Hàn Quốc, các hãng hàng không Việt đều đã khai thác trở lại. Chúng tôi cũng nhận được một số đơn của các hãng hàng không khác tại Hàn Quốc có kế hoạch khai thác trở lại Việt Nam trong mùa hè này”, ông Đăng chia sẻ.

Từ góc nhìn của chuyên gia và nhà quản lý kinh tế, TS Lương Hoài Nam - Thành viên Hội đồng tư vấn du lịch (TAB), Phó Chủ tịch Công ty Cổ phần Công nghệ Du lịch Gotadi cho biết Việt Nam dự kiến 15/3/2022 mở cửa trong khi Thái Lan, Campuchia tháng 11/2021 đã mở cửa chính thức. Cần trung thực nhìn nhận Việt Nam mở cửa chậm.

Chúng ta cố gắng mở càng sớm và rộng thì càng tốt, điều kiện mở càng thoáng càng tốt. Trước đây, cứ 2 tuần Việt Nam thu được 1 tỷ USD doanh thu từ khách quốc tế. Trong khi 2 năm Việt Nam bị đình trệ đóng cửa, vì vậy Chính phủ nên mở thoáng, mở thật hàng không đón khách quốc tế.

'Du lịch và hàng không cần nhanh chóng chớp lấy cơ hội để phục hồi' - 5

TS Lương Hoài Nam - Thành viên Hội đồng tư vấn du lịch (TAB), Phó Chủ tịch Công ty Cổ phần Công nghệ Du lịch Gotadi

Điều kiện tiên quyết là cần phục hồi chính sách visa ngay và công bố luôn. Chính sách visa quan trọng, cần phục hồi ngay 13 nước và mở rộng toàn bộ EU, Úc, NewZealand… tốt nhất là mở visa miễn phí cho họ. Với Mỹ, Trung Quốc có nhiều tranh luận nếu ko miễn visa được thị trường khổng lồ này thì xem xét visa dài hạn: 5 năm, 10 năm cho một số công dân của các nước khác. 

Trước khi dịch bùng phát, Singapore chi ra 5-6 triệu USD cho quảng bá du lịch, thì Việt Nam cần có chính sách quảng bá tốt để tăng sức cạnh tranh của ngành du lịch Việt và điểm đến. Covid-19 bùng phát làm hàng không vắng tanh, thời gian tới với sự phục hồi của du lịch thì cần đẩy mạnh tiến độ hạ tầng sân bay. 

Chia sẻ thêm quan điểm về mở cửa hàng không và du lịch, ông Lương Hoài Nam nhấn mạnh, chúng ta đừng coi Covid-19 như rào cản để hạn chế mở cửa. Bởi thực sự, theo ông, nó không phải rào cản, nhưng đừng làm để nó trở thành rào cản. Bây giờ một ngày ở chúng ta mấy chục nghìn ca Covid-19, nhưng quan trọng chúng ta đã ở tâm thế khác.

"Facebook tôi có hơn 5.000 bạn, một ngày mấy chục người trên Facebook khoe hai vạch. Khoe 2 vạch thì cũng chỉ cười "ha ha" với nhau. F0 không còn được cơm bưng nước rót, không được báo chí quan tâm như trước nữa. Nên khôi phục hoàn toàn bình thường các hoạt động du lịch, hàng không... Đừng để loay hoay mãi với Covid-19 rồi chẳng đi đến đâu", ông nói.

Nhà báo du lịch Ngô Trần Hải An cho hay, trong những ngày đầu năm mới, tại núi Bà Đen (Tây Ninh)đón tới 95.000 lượt khách/ngày; TP Đà Lạt vào những ngày rằm Nguyên Tiêu vừa rồi đặc nghẹt du khách; ngày 18/2 Côn Đảo đón 30 chuyến bay…

'Du lịch và hàng không cần nhanh chóng chớp lấy cơ hội để phục hồi' - 6

Nhà báo du lịch Ngô Trần Hải An

“Trên các diễn đàn chuyên về du lịch, nhiều người hỏi nhau xin visa bây giờ như thế nào, làm sao để kết nối những chuyến đi và họ rủ rê nhau để đi. Bản thân tôi cũng có những kế hoạch cho những chuyến đi sắp tới rồi. Chắc chắn năm 2022 sẽ là một năm bùng nổ, bởi vậy ngay từ bây giờ, phải làm sao cho du lịch của Việt Nam được cất cánh”, ông An nói.

Ông Vũ Nam - Vụ phó Vụ Thị trường Du lịch - Tổng cục Du lịch chia sẻ về 4 xu hướng nổi bật của ngành du lịch. Xu hướng đầu tiên chính sách của các nước trên thế giới. 2022 là năm mở của du lịch, tuy nhiên tình hình dịch vẫn ảnh hưởng, việc đóng mở phải luân phiên duy trì. Cạnh tranh sẽ xảy ra khi mở cửa du lịch. Thách thức ở đây là đát nước nào có thể mở nhanh hơn và rộng hơn.

Xu hướng thứ hai là về sản phẩm du lịch: du lịch xanh, du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng và du lịch chữa bệnh đang là xu hướng phổ biến. Hoạt động du lịch chưa bệnh sẽ phục hồi 100% sau Covid-19, các nước như Phần Lan, Thụy Sĩ đang đầu tư và phát triển mạnh dịch vụ này. Đây là sản phẩm du lịch là xu hướng mà Việt Nam nên nghiên cứu.

Xu hướng thứ ba là hành vi của khách du lịch. So vs trước đại dịch, khách du lịch có hành vi lựa chọn với thời gian ngắn hơn nhiều. Một phần do điều kiện kinh tế ảnh hưởng và chính sách các quốc gia thay đổi. Theo thống kê của hội đồng lữ hành thế giới, số ngày đặt trc dịch vụ hiện tại chỉ trước 14 ngày thay vì 36 ngày như trước đại dịch. Ngành du lịch nên tham khảo xu hướng này để có chính sách phù hợp.

Xu hướng cuối cùng là xu hướng sử dụng công nghệ. Lao động của ngành bị ảnh hưởng nên sử dung công nghệ để thay thế, tối ưu hóa là điều cần thiết. Xu hướng sử dụng công nghệ để đặt phòng và vé cũng đang phát triển mạnh. Theo thống kê, thị trường mỹ, đặt trực tuyến tăng 90%, Đông Nam Á tăng 30%. Ngành du lịch nên ứng dụng công nghệ để đẩy mạnh phát triển.

'Du lịch và hàng không cần nhanh chóng chớp lấy cơ hội để phục hồi' - 7

Ông Vũ Nam - Vụ phó Vụ Thị trường Du lịch - Tổng cục Du lịch

Theo thống kê của Google, khi Việt Nam ban hành chính sách mở cửa du lịch, lượng search về du lịch Việt Nam tăng mạnh. Đặc biệt là tháng 1 /2022 tăng 220%. 10 thị trường search về du lịch Việt Nam nhiều nhất đứng đầu là Mỹ, Anh, Pháp,.... Top 10 địa điểm du lịch tại Việt Nam là TPHCM, Hà Nội, Phú Quốc,... Quy Nhơn cũng là địa điểm mới nổi trong thị trường tìm kiếm. Đây là tín hiệu đáng mừng của ngành du lịch Việt Nam. Hàng không và du lịch nên tiếp tục có các hoạt động kết hợp xúc tiến.

Bà Martina Saitlova - Đại diện Đại sứ quán Séc cho biết các chính sách về hộ chiếu vaccine ở EU vẫn còn được bàn bạc, hy vọng sau cuộc đàm phán sẽ có kết quả thuận lợi trước khi EU có thể hoàn toàn mở cửa và cho phép khách quốc tế đến thăm châu Âu. 

'Du lịch và hàng không cần nhanh chóng chớp lấy cơ hội để phục hồi' - 8

Bà Martina Saitlova - Đại diện Đại sứ quán Séc

"CH Séc nói riêng và EU nói chung đã đóng cửa trong 2 năm qua và chúng tôi rất mong được mở cửa lại và chào đón du khách tới CH Séc, đặc biệt mong chờ có những chuyến bay thẳng giữa Hà Nội và Praha. CH Séc hứa sẽ có sự hậu thuẫn để đường bay thẳng này thành sự thật.

Chúng tôi đang chờ đợi sự kết hợp thuận lợi để đạt đường bay thẳng với Bamboo Airways và đạt yêu cầu về an ninh hàng không để liên tục giao tiếp và cập nhật thông tin và hỗ trợ Bamboo Airways phát triển đường bay sớm nhất có thể, dù trạng thái bình thường mới có nhiều tình huống khó đoán", bà Martina Saitlova chia sẻ.

Bà mong du khách quốc tế và Việt Nam sẽ chấp nhận cách đi du lịch mới này và thỏa hiệp tuân theo luật lệ mới để du lịch sau thời điểm đại dịch được an toàn và hiệu quả. Nhu cầu du lịch giữa CH séc và Việt Nam, người dân Séc rất yêu thích các nước Đông Nam Á và đặc biệt yêu thích Việt Nam nên không lo du lịch sẽ bị thụt lùi đường bay thẳng giữa Hà Nội và Praha. 

Đây là trải nghiệm thoải mái và tiết kiệm thời gian, khách sẽ bay được đến nhiều địa điểm và không cần phải lo ngại vì phải dành vài tiếng như trước mà được tiết kiệm thời gian bay hơn. Đường bay thẳng là cơ hội để người dân hai được gặp gỡ người thân bạn bè đối tác chính vì mối quan hệ thân thiện lâu đời giữa Việt Nam và và CH Séc.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Tấn An

CLIP HOT