Chưa khai thác và quảng bá du lịch thường xuyên tới thị trường "đại gia" Trung Đông

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Lượng khách du lịch từ các quốc gia Trung Đông đến Việt Nam và TP.HCM tuy có tăng theo từng năm nhưng vẫn ở mức thấp, chủ yếu đến từ các nước Israel, Iran, Ai Cập, Kuwait...

Mỏ vàng thị trường du lịch Trung Đông còn chưa được khai thác đúng tầm

Khu vực Trung Đông bao gồm 16 nước có dân số 453 triệu người, trong đóHội đồng các nước vùng Vịnh (GCC) gồm 6 nước Ả rập Xê Út, UAE, Oman,Qatar, Kuwait và Bahrain có dân số 54 triệu và tổng thu nhập hơn 3.464 tỷ USD. Đây là thị trường khách du lịch có khả năng chi tiêu cao và đi du lịch dài ngày nhưng dường như sức hút của Việt Nam với nhóm khách này chưa đủ lớn.

Chưa khai thác và quảng bá du lịch thường xuyên tới thị trường "đại gia" Trung Đông - 1

Chia sẻ tại hội thảo, ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, mặc dù thiết lập mối quan hệ hợp tác kinh tế đã từ lâu tuy nhiên hiện nay, khách du lịch Trung Đông đến Việt Nam có tăng trưởng, nhưng chưa nhiều, mới đạt khoảng vài chục nghìn lượt và chúng ta còn nhiều dư địa để đẩy mạnh khai thác thị trường du lịch này.

Chưa khai thác và quảng bá du lịch thường xuyên tới thị trường "đại gia" Trung Đông - 2

Ông Hà Văn Siêu.

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cũng nhận định thị trường Trung Đông rất triển vọng, thu nhập bình quân đầu người của một số quốc gia Trung Đông thuộc tốp cao nhất thế giới nên khách thường đi du lịch dài ngày, có khả năng chi trả cao và yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ.

Trước dịch COVID-19, lượng khách du lịch từ các quốc gia Trung Đông đến Việt Nam và TP.HCM tuy có tăng theo từng năm nhưng vẫn ở mức thấp, chủ yếu đến từ các nước Israel, Iran, Ai Cập, Kuwait...

Chưa khai thác và quảng bá du lịch thường xuyên tới thị trường "đại gia" Trung Đông - 3

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu.

Tuy nhiên bà Hiếu cũng cho biết, trong thời gian tới, thị trường Trung Đông, đặc biệt là 9 quốc gia trọng điểm trong Đề án “Phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước khu vực Trung Đông -Châu Phi giai đoạn 2016 – 2025” là một trong những thị trường mang tính chiến lược trong hợp tác và phát triển du lịch của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.

Thành phố cũng sở hữu những tài nguyên du lịch phù hợp với nhu cầu của du khách Trung Đông là tham quan các di sản thế giới, tìm cơ hội kinhdoanh, du lịch văn hóa, tìm hiểu khám phá, trải nghiệm làm thủ công truyền thống,du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.

Hấp dẫn du khách Trung Đông như thế nào?

Theo ông Trần Đức Hùng - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Qatar thì khách du lịch từ khu vực Trung Đông ngoài đặc điểm chung là theo đạo Hồi, còn có đặc điểm riêng là khả năng chi trả cao và thích đi nghỉ dưỡng biển, tiệnnghi, riêng tư, có spa, safari cho trẻ con, kết hợp đi du lịch để tìm cơ hội thương mại, đầu tư.

Loại hình du lịch yêu thích của người Trung Đông thường đi theo gia đình khoảng 6-8 người hay đi theo nhóm nhỏ (trong đó nhóm nam và nhóm nữ riêng), sử dụng dịch vụ hạng sang.

Chưa khai thác và quảng bá du lịch thường xuyên tới thị trường "đại gia" Trung Đông - 4

Đại biểu đến từ khu vực Trung Đông và Ấn Độ.

Nếu địa điểm ưa thích, họ có thể lưu trú thời gian dài và không thích du lịch theo tour hay ghép đoàn. Mùa hè tại Trung Đông rất nắng nóng nên ngườidân thường đi nghỉ tránh nắng, kéo dài khoảng 2 tháng (từ tháng 7 đến tháng 8,cũng là thời gian nghỉ hè của trẻ em).

"Khi đặt vấn đề giới thiệu về du lịch Việt Nam, họ tỏ ra ngạc nhiên: "Wow, Việt Nam nằm ở chỗ nào? Có những cái gì?". Chứng tỏ thông tin quảng bá của mình làm chưa tốt" - ông Hùng dẫn chứng.

Việt Nam là điểm du lịch mới, để thu hút nhóm khách du lịch từ Trung Đông, đặc biệt là khách có thu nhập cao từ các nước GCC, các doanh nghiệp lữ hành, các cơ quan chính phủ cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thường xuyên tổ chức các chương trình Hội chợ quảng bá, xúc tiến du lịch quốc tế ở quy mô lớn, mời các doanh nghiệp lữ hành các nước Trung Đông tham dự.

Theo ông Hùng, chúng ta cần tăng cường truyền thông về du lịch Việt Nam như: phát sóng các video giới thiệu về du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình của khu vực, kết hợp với các travel blogger, influencer quảng bá du lịch Việt Nam,...Cung cấp thông tin về các sự kiện du lịch quốc tế tại Việt Nam thông qua các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để mời các cơ quan và doanh nghiệp lữ hành tại các nước tham dự.

Cùng với đó là tích cực, chủ động tham gia các Hội chợ du lịch quốc tế được tổ chức tạicác nước Trung Đông để tăng cường sự hiện diện và quảng bá du lịch Việt Nam,đồng thời tiếp cận với doanh nghiệp lữ hành sở tại. Thiết kế những chương trình du lịch riêng cho đối tượng khách Ả rập, đảm bảo yếu tố tôn giáo như: yêu cầu về thực phẩm Halal, phòng cầu nguyện, sự riêng tư,... Đào tạo nguồn nhân lực dịch vụ du lịch biết tiếng Ả rập để phục vụ khách từ các nước theo đạo Hồi.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Thạch An - Ảnh Hữu Long

CLIP HOT