Phi công ngủ nghỉ như thế nào và ở đâu trong các chuyến bay dài?
Với những chuyến bay dài, các phi công được sắp xếp chỗ nghỉ ngơi thoải mái và tiện lợi không kém gì khoang hạng nhất để đảm bảo sức khỏe.
Cơ quan quản lý hàng không quốc gia quy định thời gian nghỉ ngơi của tổ bay giữa các chuyến và số giờ họ làm việc tối đa mỗi ngày.
Bởi vậy, với những chuyến bay đường dài, các phi công sẽ được ngủ nghỉ nhằm đảm bảo sức khỏe. Một phi công trực điều khiển máy bay thì những người còn lại sẽ nghỉ ngơi lấy sức.
Các hãng hàng không như Singapore Airlines và Qantas hiện đang là những hãng khai thác chuyến bay dài nhất thế giới, kéo dài tới 19 tiếng liên tục. Nhằm đảm bảo tổ bay của họ có nơi nghỉ ngơi thoải mái và riêng tư trên hành trình siêu dài, trên máy bay Boeing và Airbus được trang bị khoang ngủ.
Trong chuyến bay dài liên tục, phi công sẽ có thời gian ngủ nghỉ nhưng phải có mặt liên tục ở buồng lái vào thời điểm cất và hạ cánh (Ảnh: News).
Chiếc Boeing 787 Dreamliners của Qatar Airways là một trong số đó. Theo cơ trưởng, khoang ngủ của phi hành đoàn nằm phía sau buồng lái, nối với cầu thang nhỏ. Đây là khu vực bí mật, hành khách không được tiếp cận và hầu như bị khóa lại trong các chuyến bay nhằm đảm bảo an ninh.
Vào thời điểm máy bay cất và hạ cánh, vì lý do an toàn, phi hành đoàn không được phép dùng căn phòng này. Khi đó, toàn bộ phi công phải có mặt ở buồng lái trong những giai đoạn quan trọng nhất của chuyến bay. Thay vào đó, họ được thư giãn tại hai ghế ngồi phía sau buồng lái. Khoang của chiếc Boeing 787 có hai boong, mỗi khoang đều có rèm che nhằm đảm bảo sự riêng tư.
Ví dụ, chặng bay dài nhất của hãng Qatar Airway xuất phát từ Doha tới Auckland. Đây là chuyến bay thẳng, thường kéo dài khoảng 16 giờ 30phút. Trong chuyến bay này, mỗi người trong số hai phi công được nghỉ ngơi 7 tiếng và 7 tiếng làm nhiệm vụ trong buồng lái, thêm một tiếng rưỡi có mặt vào thời điểm máy bay cất và hạ cánh.
Khoang ngủ rộng rãi và tiện nghi cho các phi công trên chiếc Boeing 787-9 (Ảnh: Insider).
Khu vực nghỉ ngơi của phi công được thiết kế một bộ giường tầng như khách sạn con nhộng. Tại đây có rèm cách âm ở mỗi giường, giúp cản ánh sáng và tiếng ồn. Mỗi khoang đều có đèn đọc sách, lỗ thông hơi và hệ thống giải trí.
Khu vực nghỉ ngơi trên chiếc Airbus A350-900 XWB (Ảnh: Thomas Pallini).
Chỗ nghỉ ngơi của các tiếp viên trên chiếc Boeing 787 (Ảnh: Chris McGrath).
Nếu máy bay không có khoang nghỉ, tiếp viên sẽ ngủ trên những chiếc ghế có điều chỉnh độ dốc như trên chiếc Boeing 767 của hãng hàng không United (Ảnh: Taylor Rains).
Tùy theo mỗi hãng bay và loại máy bay, khoang nghỉ của phi hành đoàn cũng có những thiết kế khác biệt. Với những chiếc máy bay thân rộng, một số khoang nghỉ được thiết kế rộng rãi và riêng tư.
Còn với loại tàu bay nhỏ, không gian nhỏ sẽ có diện tích hạn chế hơn. Ngoài ra, khu vực này có sẵn tiện nghi như khay giữ cốc hay điện thoại để kết nối trong trường hợp khẩn cấp.
Việc để vali trong phòng tắm khi bước vào khách sạn sẽ giúp du khách tránh được một số rắc rối, như là bị rệp giường...