XUÂN KHẮP BỐN PHƯƠNG NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT?

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Khi khắp phố phường ngân vang tiếng nhạc mừng Giáng sinh, cũng là lúc nhà nhà chuẩn bị trang hoàng sắm sửa để đón chào năm mới. Hiện nay, trên Thế giới sử dụng 2 dạng lịch: Dương lịch và Âm lịch (các nước Châu Âu sử dụng dương lịch, các nước Châu Á sử dụng âm lịch) nhưng cũng có 1 số nước Châu Á (có nước ta) sử dụng cả 2 loại lịch nên họ cũng cùng vui đón cả 2 cái Tết: Tết Dương Lịch và Tết Âm Lịch. Tuy nhiên, đón năm mới là khoảng thời gian đặc biệt nhất trong năm với hầu hết các quốc gia... Phong tục, không khí đón thời khắc Giao thừa, ẩm thực trong ngày Tết, tập quán, nghi lễ của mỗi quốc gia khác nhau và lạ kỳ...

THỤY SĨ

XUÂN KHẮP BỐN PHƯƠNG NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT? - 1

Người cây Silverterchlause

Các tập tục thú vị của người Thụy Sĩ có thể kể như: Tập tục đập gỗ đón năm mới của dân làng Hallwin thuộc bang Agrovie (Người ta sẽ dựng một dàn củi khổng lồ và bắt đầu đập gỗ ngay sau khi tiếng chuông 12 giờ điểm báo hiệu sang năm mới); Tập tục rung chuông và thổi tù và được gọi là “Anchetringele” tại làng Laupen, thuộc bang Berne (Vào đêm Giao thừa, họ sẽ mang mặt nạ gỗ, mặc áo da thú, vác theo cây chổi khổng lồ làm từ cây bách xù dài 5m, theo sau là các bé học sinh mặc áo ngủ màu trắng, đội mũ chóp nhọn, mỗi bé mang theo một cái chuông bò, và rung chuông theo mỗi bước đi); các “Silverterchlause” hát tặng những bài hát truyền thống và chúc tụng năm mới tại Urnash ( Silverterchlause là các thanh niên trong làng mặc các trang phục truyền thống, đeo mặt nạ và đội những chiếc mũ rộng vành cầu kỳ hoặc khoác lên mình những bộ trang phục làm từ cành thông, lá khô hoặc đầy những chiếc chuông, họ sẽ đi khắp nơi và hát những bài hát truyền thống của người dân miền núi Thụy Sĩ)

PHÁP

Ở miền Đông nước Pháp, lúc Giao thừa, người ta ngậm đồng tiền vàng với hy vọng sẽ phát đạt, sang trọng, giàu sang trong năm mới. còn tại miền Tây, thanh niên đổ xô đi tìm cây tầm gửi vào những buổi chiều cuối năm, người nào mang cây tầm gửi về trước thì sẽ được xem là “vua tầm gửi” – suốt ngày mồng một Tết “vua” có quyền ôm hôn bất cứ cô gái nào đi ngang qua nhà. Bữa tiệc đầu năm của người Pháp khá thịnh soạn, và tuyệt nhiên không bao giờ thiếu 2 thứ: quả hồ đào (tượng trưng điều tốt lành) và củ hành (gia vị chủ yếu), cũng như người Đức, người Pháp cũng sử dụng hành đề xem dự báo thời tiết, nhưng họ không khoét lỗ nhỏ, rắc muối mà trộn hành với muối ngâm dấm.

HÀ LAN

XUÂN KHẮP BỐN PHƯƠNG NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT? - 2

Bánh Oliebollen truyền thống vàng ươm

Ngoài 2 biểu tượng cổ hữu: hoa tulip và cối xay gió tượng trưng cho Hà Lan, dịp đón năm mới Hà Lan còn có món bánh Oliebollen truyền thống. Bánh được làm từ bột mì, nhân táo, hoặc dứa, nho bên trong. Đây là loại bánh chiên, có rất nhiều dầu mỡ. Vì họ tin rằng, vào đêm Giao thừa, Nữ thần Bertha sẽ bay qua bấu trời và cắt đi những cái dạ dày trống rỗng, nếu ta ăn nhiều bánh rán có dầu mỡ, thì con dao của bà ta sẽ trượt đi.

INDONESIA

Ngày Tết thường có các món bánh tựa như bánh tét ở Việt Nam. Họ dùng gạo tẻ đem gói lá dừa rồi hấp chín.
Ngoài ra, còn có các món sate hay gulai ( ruột dê hay thịt bò, mỡ, đậu rang tán nhỏ cùng các gia vị). Đặc biệt, vào dịp Tết, người Indonesia còn chuẩn bị món renđan (thịt kho với nước dừa) và món đenđan (thịt thái nhỏ ướp muối rồi phơi khô, khi ăn đem rán rồi dầm vào dấm và tương ớt).        

NHẬT BẢN

XUÂN KHẮP BỐN PHƯƠNG NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT? - 3

Toshikishi soba (mì kiều mạch) – một loại mì sợi dài, tượng trưng cho cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài

 Trước thềm năm mới, các gia đình Nhật đều tổ chức một bữa tiệc gọi là Bonenkai (giã từ năm cũ) để xóa bỏ những lo lắng, buồn phiền và chào đón năm mới đến. Người Nhật Bản quan niệm món mỳ tượng trưng cho sự trường thọ, vì vậy, bữa ăn đoàn tụ trong ngày Tết của các gia đình Nhật Bản không thể thiếu món mỳ. Họ ăn mỳ với mong ước được sống lâu. Ngoài ra, trong những ngày đầu xuân, các gia đình Nhật Bản rất thích món cá chép rán vì tin rằng cá chép sẽ tăng thêm sinh lực để làm việc.

 Vào thời khắc Giao thừa, tất cả các chùa ở Nhật Bản đều gióng lên 108 tiếng chuông truyền đi khắp cả nước theo nghi lễ Phật giáo để xua đuổi tà ma, đón chào Năm mới.

LÀO

Tết đón năm mới của người Lào có tên là Bunpimay (còn gọi là “Tết buộc chỉ cổ tay” hay “Tết Té nước”). Cũng như Thái Lan, Tết của Lào được tổ chức từ 13 -15/4 Dương lịch hàng năm. Mọi người chúc phúc bằng cách buộc những sợi chỉ màu vào cổ tay nhau. Trong suốt ba ngày Tết, ai có nhiều chỉ buộc cổ tay được coi là người sẽ gặp may mắn cả năm.

CAMPUCHIA

Người Campuchia lấy ngày “Phật đản” để tính niên đại. Vì vậy, trong khoảng thời gian từ ngày 14 đến 16/4 Dương lịch hàng năm là thời gian đón năm mới. Trong dịp Tết, các đền chùa thường treo cờ ngũ sắc và cờ Phật giáo. Trước khi đón năm mới, mọi nhà đều dựng bàn thờ để đón ông bà tổ tiên, trên bàn thờ thường thắp 5 nén nhang và 5 cây nến. Các gia đình cũng đắp 5 núi cát, có nơi đắp bằng trái cây, các loại bánh hoặc những chẽn lúa...

HÀN QUỐC

XUÂN KHẮP BỐN PHƯƠNG NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT? - 4

Món súp gạo ddeokguk luôn được ăn vào ngày mồng một Tết

Trong thực đơn ẩm thực Hàn Quốc bao giờ cũng có Kim chi cùng với khoai, gạo - hai loại lương thực chủ yếu của người dân xứ Hàn. Ngày đầu tiên của năm, người ta ăn súp gạo ddeokguk vì tin rằng nó tăng thêm một năm trong số tuổi đời của mình. Ngoài ra, tok và garettok cũng là hai món ăn bắt buộc trong ngày Tết ở Hàn Quốc. Những món ăn bổ dưỡng như gà, cá, bò hầm cùng sâm rất được ưa chuộng vì ngoài mục đích bồi bổ sức khoẻ, nó còn mang ý nghĩa cầu mong sự an khang thịnh vượng suốt cả năm. Món lẩu hải sản hoặc lẩu thịt bò, các loại rau, củ phải thật đầy đủ để tượng trưng cho sự sung túc.

BRAZIL

Vào đêm Giao thừa, ở khắp các thành phố trên toàn Brazil đều tổ chức tiệc mừng, đặc biệt là ở Rio de Janeiro, mọi người sẽ tới bờ biển để ngắm pháo hoa. Mọi người thường mặc quần áo trắng với mong muốn may mắn sẽ tới vào năm mới. Bữa tiệc pháo hoa kéo dài khoảng 30 phút và lúc đó, mọi người cầu nguyện những điều ước nhân dịp năm mới như tiền bạc, tình yêu, sức khoẻ. Nếu ở gần biển, sau lúc nửa đêm, mọi người thường đi nhảy sóng, thường là 7 ngọn sóng và ném hoa ra biển khi ước. Ngoài ra, một số người còn thắp nến trên bờ biển

H.K (Tổng hợp, Sưu tầm)

Nguồn: Internet

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT