TRUNG QUỐC VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG CÁC NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ TRÊN BIỂN ĐÔNG!

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Trong những ngày qua, dư luận trong nước và quốc tế đã phê phán, lên án việc Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, đã tự đặt dàn khoan Hải Dương 981 lên vùng lãnh hải của Việt Nam, vi phạm chủ quyền Việt Nam và Luật pháp quốc tế. Để rộng đường dư luận, xin giới thiệu bài viết của Lê Tây Sơn về dư luận thế giới quan tâm đến vấn đề này

TRUNG QUỐC VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG CÁC NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ TRÊN BIỂN ĐÔNG! - 1

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (thứ ba từ phải sang) cùng các lãnh đạo ASEAN tại Myanmar

Từ cuộc đối đầu mới trên biển

Có vẻ như khả năng đạt được thoả thuận khai thông về tranh chấp liên quan đến giàn khoan dầu khổng lồ Hải Dương 981 mà một công ty khai thác dầu quốc doanh của TQ đặt vào một vị trí trên Biển đông, nằm giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo tranh chấp Hoàng Sa, là điều không tưởng. Cuộc đối đầu vẫn là đề tài nóng cho các nhà phân tích luật quốc tế, đồng thời cho thấy sự nguy hiểm của việc đơn phương tuyên bố chủ quyền. Thông tin từ phía Việt Nam cho thấy trong vài ngày qua, TQ không những không giảm số lượng tàu bảo vệ giàn khoan mà còn tăng cường, đồng thời sử dụng tất cả những gì có sẵn để không cho đội tàu chấp pháp của Việt Nam tiếp cận giàn khoan. Đến ngày 14.5, TQ tiếp tục sử dụng súng bắn nước xung lực lớn để xua đuổi tàu Việt Nam, tìm cách đâm vào tàu cá Việt Nam đồng thời đẩy mạnh hoạt động trinh sát cả trên bầu trời lẫn trên mặt biển. Phía Việt Nam vẫn kiềm chế. Bất chấp yêu cầu của Bắc Kinh là đội tàu Việt Nam phải rút ra trước khi thương lượng, phía Việt Nam kiên trì bám biển, không cho TQ cơ hội xâm chiếm lãnh thổ trước, thương lượng sau. Việt Nam hiểu được ý đồ “hành động trước, ngoại giao sau” (act first and invite diplomacy later) của TQ trong vụ xâm chiếm một bãi cạn San hô của Philippines.

Trong khi đó, người dân tại các thành phố lớn của Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình chống TQ, đòi TQ phải rút khỏi Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam theo Công ước quốc tế. Tại cuộc họp Thượng đỉnh ở Myanmar, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị các lãnh đạo ASEAN ủng hộ Việt Nam trong cuộc đối đầu với TQ. Ông đã trưng ra các bằng chứng cụ thể TQ vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc về ứng xử trên Biển Đông. Chính phủ Myanmar, nước chủ trì hội nghị đã phát đi tuyên bố “quan tâm sâu sắc đến những gì đang phát triển trên Biển Đông”. Đến ngày 14.5.2014, vẫn chưa có cuộc trao đổi thực chất nào giữa các quan chức cấp cao Việt-Trung mà chỉ dừng ở mức “nói rõ quan điểm” qua các kênh thông tin và phát ngôn viên. Cuộc trao đổi cấp cao càng không có.

 

TRUNG QUỐC VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG CÁC NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ TRÊN BIỂN ĐÔNG! - 2

Tàu Trung Quốc xịt vòi rồng vào Tàu của Việt Nam, ảnh: Hãng tin Reuters

Đến ý đồ của Trung Quốc tại Biển Đông

Màn đối đầu giữa TQ và Việt Nam đã dẫn đến sự quan tâm của khu vực trong tình hình Việt Nam kiên định theo đuổi con đường ngoại giao mềm mỏng nhưng cương quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Trong vài năm gần đây, TQ đã đẩy mạnh việc xâm lấn, trên thực tế hay trên giấy tờ, một số đảo của các nước láng giềng, dẫn đến căng thẳng, đặc biệt là Nhật Bản, Việt Nam và Philippines. Có một số điểm nóng mà nguy cơ xung đột vũ trang là rất cao, chẳng hạn như một hòn đảo của Nhật Bản mà TQ gọi là Điếu Ngư. Khác với Philippines, nước luôn bác bỏ đề nghị của TQ nói chuyện song phương để giải quyết các vấn đề trên biển, Việt Nam và TQ đã có nhiều cuộc nói chuyện song phương. Năm 2011, hai bên đã đạt được thoả thuận hiểu biết song phương, và năm ngoái tiếp tục thông quan “bộ khung giải quyết các khác biệt trên biển” nhằm tránh xảy ra đối đầu. Hai nước cỏn đạt được các thoả thuận về biên giới đất liền và khai thác hải sản tại Vịnh Bắc bộ. Philippines không chấp nhận nói chuyện trực tiếp với TQ, vì sợ bị “bắt nạt” mà chỉ chấp nhận nói chuyện đa phương với sự tham dự của cả nước bảo trợ chủ quyền biển là Mỹ hay ASEAN. Thậm chí, Philippines đã bắt đầu đưa TQ ra Toà án Quốc tế đóng vai trò trọng tài phân xử theo Công ước LHQ về Luật Biển để nhờ Toà án giải quyết các tranh chấp về chủ quyền trên biển với TQ. Nhưng TQ không tham gia và không gửi luật sư biện hộ đến Toà án. Các quan chức và học giả tại Việt Nam hiện tranh luận về việc có nên đưa tranh chấp chủ quyền biển đảo với TQ ra Toà án Quốc tế không. Ông Peter Dutton, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hàng hải TQ tại Đại học United States Naval War College nhận định: “Việc tìm kiến sự phân xử của trọng tài có thể giúp Việt Nam bù trừ lại thua kém về sức mạnh quân sự với TQ, và tôi tin là Việt Nam cũng sẽ có bước đi như Philippines khi phải đối phó với một đối thủ có khả năng quân sự hơn mình. Vấn đề còn lại là Việt Nam có chấp nhận phương thức này để giải quyết tranh chấp”. Jerome Cohen, một chuyên viên về pháp lý TQ, hiện là Giáo sư Luật tại Đại học New York, bình luận: “Việt Nam thận trọng hơn Philippines khi đưa vấn đề tranh chấp với TQ ra Toà án Quốc tế. Khác với Philippines, Việt Nam không có thoả thuận phòng vệ ký với Mỹ và Việt Nam có biên giới mặt đất với TQ. Đây là hai lý do khiến Việt Nam phải cẩn thận hơn khi tiến hành các bước đi chống lại ý đồ bành trướng của TQ”. David Zweig, Giám đốc Trung tâm Quan hệ liên quốc gia tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông bổ sung: “Thế đứng cứng rắn của TQ đối với Việt Nam trong cuộc tranh chấp hiện nay, chỉ làm hại cho các mục tiêu ngoại giao của TQ trong khu vực vì niềm tin vào TQ sẽ không còn như cũ. Nếu TQ không tôn trọng các thoả thuận song phương và không đàm phán với Việt Nam theo sự hướng dẫn của các thoả thuận song phương đã ký, thì TQ sẽ không còn thuyết phục được ai ký các thoả thuận tương tự, dù là đa phương hay song phương”.

Và sức đề kháng của Việt Nam

Còn nhớ cách nay mới 6 tháng, khi Thủ tướng TQ đến Hà Nội, hai bên đã ra tuyên bố chung hứa sẽ tìm cách cùng khai thác dầu khí trên Biển Đông. Nhưng thiện ý này đã “bốc hơi” từ lúc TQ đơn phương kéo giàn khoan Hải Dương 981 đến vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hậu quả là một cuộc đối đầu có thể đẩy một khu vực nổi tiếng với mức tăng trưởng kinh tế hàng đầu thế giới vào cuộc chạy đua vũ trang mới để tấn công hay tự vệ.

TQgần như không hề ngượng mồm trong những năm gần đây khi công bố với thế giới đa phần Biển Đông của mình (China has not been shy in recent years about making broad claims to control much of the South China Sea). TQ đã đẩy Mỹ và các nước có tranh chấp với TQ trong khu vực vào thế phải tăng cường tiềm năng quân sự để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Họ không còn cách nào hơn là phản đòn nếu TQ liều lĩnh gây chiến. Năm ngoái, TQ đã phát tín hiệu sẽ tiến hành nhiều bước đi đơn phương trên biển, ví dụ công bố vùng phòng vệ trên Biển  Nhật Bản mà TQ gọi là Hoa Đông bao gồm cả chuỗi đảo tranh chấp gay gắt với Nhật Bản. Trong trận so găng ý chí với Việt Nam, TQ đã đưa ra một công cụ mạnh như màn mào đầu: một giàn khoan khổng lồ trị giá hơn tỉ USD mà một quan chức dầu hoả TQ gọi là “lãnh thổ quốc gia di động” (mobile national territory). Đưa giàn khoan dầu khổng lồ vào lãnh hải Việt Nam với sự bảo vệ hùng hậu của tầu bè hải quân được xem là của “sự thay đổi trò chơi” của TQ trong việc xác định ưu thế trên Biển Đông, nơi mà việc khai thác dầu rất tốn kém và cần được bảo vệ kỹ. “Qua sự kiện này, ta có thể thấy ban lãnh đạo TQ đã khẳng định Biển Đông là ưu tiên. Sau đó là các bước đi cụ thể để gia tăng sự hiện diện tại vùng biển này. Tuy nhiên, khi làm vậy TQ đã bước qua giới hạn kiềm chế của các nước liên quan” - Holly Morrow, thành viên của chương trình Địa chính trị Năng lượng thuộc Đại học Harvard từng có chân trong Hội đồng An ninh Quốc gia thời chính quyền George W. Bush nhận định.

Hiện chưa rõ ban lãnh đạo TQ sẽ thoát ra hay kết thúc trò chơi này bằng cách nào, nhưng tình hình có khả năng sẽ không giống như kế hoạch dự trù. Việt Nam không phải là Philippines mà Việt Nam có bề dày kinh nghiệm đối đầu với các thế lực phương Bắc. Việt Nam sẽ không để cho TQ lừa như đã lừa Philippines trong vụ tranh chấp đảo san hô. Khi Philippines rút tàu theo thoả thuận có sự trung gian của Mỹ thì TQ không rút mà tiếp tục ở lại bãi cạn Scarborough Shoal, nơi có ngư trường dồi dào. Nếu tư tưởng xâm lược có trong huyết quản TQ, thì tư tưởng giữ nước có trong huyết quản của Việt Nam. TQ đưa giàn khoan vào lãnh hải Việt Nam ngay khi Mỹ đang bận tâm với nội chiến Ucraina vì TQ tin rằng Tổng thống Mỹ Obama sẽ tránh đối đầu trực diện với TQ trên Biển Đông. Nhưng Benjamin J. Rhodes, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia vừa tuyên bố thẳng thừng, “Mỹ phản đối các bước đi đơn phương, hoặc đe dọa dùng vũ lực của TQ, và Mỹ sẽ tăng cường quan hệ quân sự với các đồng minh”.

L.T.S

(Theo The New York Times và The Washington Post 5.2014)

 

 

TRUNG QUỐC VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG CÁC NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ TRÊN BIỂN ĐÔNG! - 3

TRUNG QUỐC VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG CÁC NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ TRÊN BIỂN ĐÔNG! - 4

{nomultithumb}

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT