Cô gái mạo hiểm phượt Tây Bắc trên chiếc xe tay ga

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hồng Nhung đã khiến nhiều người bất ngờ khi không chỉ vi vu qua những con đèo nguy hiểm từ Đà Nẵng lên Hà Giang bằng xe tay ga.

Trương Nguyễn Hồng Nhung (Lang thang cùng Nhun) cho biết, cô tuy “bánh bèo” nhưng thực chất cũng rất mạnh mẽ, thích chơi những môn cảm giác mạnh như lái moto phân khối lớn, nhảy dù lượn. Trước khi làm thử thách đi xe ga từ Đà Nẵng lên Đồng Văn và một số tỉnh phía Bắc, cô gái trẻ đã thực hiện hành trình từ Việt Nam qua Viêng Chăn - Vang Vieng - Luang Prabang của Lào bằng xe ô tô gầm thấp số tự động 1,1 cm3. Thế nên lần này cô cũng muốn thử thách bằng chiếc honda tay ga để chinh phục hành trình này.

“Ngày đầu tiên của hành trình, em xuất phát từ bãi biển Sơn Trà với tiết trời đẹp, trời xanh mây trắng, nắng vàng và trong một tâm trạng hứng khởi. Em gắn một chiếc thùng phía sau đuôi xe và thêm 2 túi để ở 2 bên của yên sau. Chuyến đi dài khoảng 1.100 km (TP.Đà Nẵng-TP.Hà Giang), với những cung đường uốn lượn qua các tỉnh thành, mỗi cây số sẽ là một phần ký ức tuyệt vời”, Nhung nói.

Hồng Nhung năm nay 25 tuổi, cô hiện sống tại Đà Nẵng, và chuyến đi vừa qua cô có 3 ngày để đến được TP.Hà Giang. Do chuyến đi này Nhung có khá nhiều thời gian nên không gò bó lịch trình nào cụ thể. Cô đi theo kiểu thong dong nhất có thể, sáng đi tối nghỉ.

Ngày 1: Đà Nẵng - Vinh (472 km).

Ngày 2 : Vinh - Hà Nội (291 km).

Ngày 3: Hà Nội - Hà Giang (280 km).

Ngày 4: TP Hà Giang - TT Đồng Văn (155 km).

Cô gái mạo hiểm phượt Tây Bắc trên chiếc xe tay ga - 1

Hồng Nhung bên người bạn đồng hành của mình.

Cô gái mạo hiểm phượt Tây Bắc trên chiếc xe tay ga - 2

Cô gái Đà Nẵng tại cột mốc Hà Giang.

Nhung cho biết, cô rất tự tin với chuyến đi của mình: từ khâu chuẩn bị đồ đạc sao cho tinh gọn nhất, phân bổ thời gian tốc độ rồi nghỉ ngơi qua các chặng đường sao cho phù hợp (sáng đi tối nghỉ và không đi cố ban đêm). “Điều đặc biệt là phải hiểu chiếc xe của mình sử dụng, nó có những thông số kỹ thuật an toàn gì, và những ưu nhược điểm của xe khi đi đường trường, đường đèo”, cô nói.

Cô gái mạo hiểm phượt Tây Bắc trên chiếc xe tay ga - 3

Hồng Nhung bên những em bé vùng cao ở dốc Thẩm Mã nổi tiếng.

Cô cũng không khuyến cáo mọi người đi phượt bằng xe tay ga, và mục đích của cô thực hiện hành trình này là để chinh phục giới hạn của bản thân đồng, chia sẻ, lan toả về văn hoá, ẩm thực, du lịch ở những nơi mà cô đã trải qua. “Cái quan trọng nhất là em cũng chia sẻ về ưu và nhược điểm của xe tay ga khi đi qua mọi địa hình cung đường từ đồng bằng đến đường đèo để mọi người có thêm kiến thức, kinh nghiệm cũng như là cân nhắc có nên sử dụng xe ga đi phượt hay không”, Nhung nói.

Cô gái mạo hiểm phượt Tây Bắc trên chiếc xe tay ga - 4

Điểm dừng chân ở sông Nho Quế.

Cô gái mạo hiểm phượt Tây Bắc trên chiếc xe tay ga - 5

Khung cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ ở Hà Giang trong hành trình của cô gái trẻ.

Sau những ngày lang thang trên các cung đường đầy mạo hiểm ở Hà Giang, Nhung cho biết: “Khi đi xe tay ga chinh phục đèo thì đầu tiên là phải kiểm tra kỹ thuật của xe. Những gì bằng mắt nhìn như hơi lốp, phanh thì mình có thể kiểm tra bằng mắt thường được Còn những thứ sâu xa hơn và mình không có chuyên môn thì phải mang ra hãng hoặc cửa hàng sửa xe lớn để kiểm tra sơ bộ. Như trường hợp của em là quá trình di chuyển từ Đà Nẵng – Hà Giang hơn 1000km nên bắt buộc phải kiểm tra vì sự an toàn.

Thứ hai là mình phải nghiêm túc đi đúng tốc độ (làm chủ tốc độ)”, cô nói. Đi đúng là đường không lấn làn, đặc biệt là những khúc cua. Giữ khoảng cách giữa các xe, đặc biệt lưu ý không đi sát sau xe tải, xe khách phòng trừ trường hợp trôi phanh. Khéo léo kết hợp cả 2 phanh, phanh trước và phanh sau khi đổ đèo, đặc biệt không nên rà phanh liên tục đề phòng cháy má phanh (bó phanh).

Cô gái mạo hiểm phượt Tây Bắc trên chiếc xe tay ga - 6

Thiên nhiên Tây Bắc kỳ vĩ trong hành trình du ngoạn của cô gái Đà Nẵng.

Cô gái mạo hiểm phượt Tây Bắc trên chiếc xe tay ga - 7

Hồng Nhung tại dinh thự Vua Mèo – Hà Giang.

“Có những đoạn đèo mình nên hãm bằng số vì xe tay ga cũng có thể hãm bằng số được tuỳ vào từng trường hợp khi xuống đèo. Và điều đơn giản nhưng rất quan trọng là xăng lúc nào cũng phải đầy bình khi đi đèo vì trên đèo cây xăng không có”, cô nói.

Thứ 3 là trong lúc lái xe thì phải quan sát độ dốc của đèo và mặt đường có đảm bảo hay không, và đi đèo quan trọng là hai bên vách núi có nguy cơ đá lăn đá rơi hay sạt lở không. Đó là những điều cơ bản cô gái trẻ nghĩ khi sử dụng xe tay ga đi phượt.

Không chỉ đi lang thang Hà Giang, mà từ địa đầu Tổ quốc, Nhung còn vòng sang Cao Bằng. Cô cũng đã chinh phục các cung đường đèo top của Việt Nam như đèo Mẻ Pia, đèo Nà Tềnh. Sau đó, từ Cao Bằng cô di chuyển qua Lạng Sơn, Bắc Ninh để quay lại Hà Nội và xuống Ninh Bình. Sau chuyến đi này, Giáng sinh năm nay Nhung “thưởng” cho mình một kỳ nghỉ ở Măng Đen (Kon Tum) để chuẩn bị cho một năm mới với nhiều trải nghiệm thú vị.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Thuỷ Nguyên

CLIP HOT