Giá xăng hôm nay ngày 4/6/2024: Dầu thế giới chạm đáy
Giá xăng hôm nay ngày 4/6/2024 ghi nhận thị trường thế giới và trong nước biến động thế nào? Hãy cùng cập nhật trong bài viết dưới đây.
Giá xăng hôm nay ngày 4/6/2024 ở thị trường trong nước
Giá xăng hôm nay ngày 4/6/2024 ở thị trường trong nước vẫn theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 30/5 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương.
Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 giảm 518 đồng/lít, xuống mức 21.759 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 694 đồng/lít, xuống mức 22.519 đồng/lít.
Các mặt hàng dầu trong phiên điều chỉnh này được điều chỉnh tăng giảm đan xen. Cụ thể, giá dầu diesel giảm 90 đồng/lít, xuống mức 19.747 đồng/lít; dầu hỏa tăng 29 đồng/lít, lên mức 19.931 đồng/lít. Dầu mazut trong phiên điều chỉnh này cũng được điều chỉnh tăng 25 đồng/kg, lên mức giá 17.538 đồng/kg.
Giá xăng hôm nay. Ảnh minh hoạ.
Theo lý giải của Bộ Công Thương, Giá xăng dầu trong nước chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Đồng Đô la Mỹ giảm giá, tâm lý lo ngại về lãi suất của Mỹ không giảm xuống trong thời gian dài, OPEC+ có thể duy trì chính sách hạn chế nguồn cung dầu thô tại cuộc họp vào đầu tháng 6/2024, xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina vẫn tiếp diễn… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua diễn biến tăng, giảm đan xen tùy từng mặt hàng.
Liên quan đến Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG), tại kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định: Không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu mazut.
Giá xăng hôm nay ngày 4/6/2024 trên thị trường thế giới
Giá xăng hôm nay trên thị trường thế giới ghi nhận giá dầu thế giới chạm đáy thấp nhất 4 tháng.
Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 74,00 USD/thùng, giảm 3,60% (tương đương giảm 2,77 USD/thùng), giá dầu Brent ở mốc 78,14 USD/thùng, giảm 3,66% (tương đương giảm 2,97 USD/thùng).
Giá dầu giảm 3 USD/thùng vào hôm nay xuống mức thấp nhất trong gần 4 tháng, do các nhà đầu tư lo ngại rằng quyết định sản lượng phức tạp của OPEC+ có thể dẫn đến nguồn cung cao hơn vào cuối năm mặc dù tăng trưởng nhu cầu đã chậm lại. chậm.
Vào hôm chủ nhật tuần trước, OPEC+ đã đồng ý gia hạn hầu hết các đợt cắt giảm sản lượng dầu sang năm 2025 nhưng vẫn chừa chỗ cho việc cắt giảm tự nguyện của 8 thành viên sẽ dần được dỡ bỏ ràng buộc từ tháng 10 trở đi.
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho biết kết quả này là tiêu cực đối với giá dầu vì việc loại bỏ dần việc cắt giảm tự nguyện cho thấy mong muốn mạnh mẽ của một số thành viên OPEC+ là khôi phục sản lượng bất chấp tồn kho dầu toàn cầu tăng gần đây.