Về miền Tây Quảng Bình, thưởng thức Hội Rằm tháng Ba có một không hai
Từ xa xưa, người dân Minh Hóa đã dặn lòng "Thà ốm mà nằm, ai mà bỏ chợ Rằm tháng Ba...". Ai đã từng đến Hội Rằm tháng Ba ở Minh Hóa, sẽ không bao giờ quên được những ấn tượng đặc biệt của nó.
Hội rằm bắt nguồn từ thác Bụt
Cứ vào ngày Rằm tháng Ba âm lịch hằng năm, người dân ở huyện miền núi rẻo cao Minh Hóa (Quảng Bình) lại vào Hội Rằm tháng Ba. Từ xa xưa, người dân Minh Hóa đã dặn lòng với nhau rằng: "Thà ốm mà nằm, ai mà bỏ chợ Rằm tháng Ba...". Đó là vẻ huyền ảo của ánh trăng rằm miền sơn cước quyện trong tiếng hát đúm (một điệu hát giao duyên của người Nguồn) bày tỏ tình yêu lứa đôi...
Thác Bụt, nơi khởi nguồn của Hội Rằm tháng Ba.
Từ sớm tinh sương của ngày Rằm tháng Ba, các đoàn đại diện cho các làng, xã tại Minh Hóa cùng nhau đến vùng thác Bụt ở Dốc Cáng, xã Yên Hóa dâng hương cúng Bụt, nơi được cho là nguồn gốc xuất hiện Hội Rằm tháng Ba.
Ông Đinh Xuân Đình, Chi hội trưởng Chi hội di sản Việt Nam huyện Minh Hóa cho biết, theo lời ông cha, xưa kia có anh em nhà nọ đi tìm mật ong nhưng bị lạc. Tìm mãi không thấy lối ra, 2 anh em quyết định nghỉ lại tại một tảng đá, bên cạnh có một cây lớn. Dưới tán cây họ phát hiện có 12 tượng đá giống hình ông Bụt.
Từ sớm tinh sương của ngày Rằm tháng Ba, các đoàn đại diện cho các làng, xã tại Minh Hóa cùng nhau đến vùng thác Bụt ở Dốc Cáng, xã Yên Hóa dâng hương cúng Bụt, nơi được cho là nguồn gốc xuất hiện Hội Rằm tháng Ba.
Người anh dùng dây rừng buộc một tượng đá rồi xuống thác Cúi, đặt tượng xuống một tảng đá rồi đi tắm. Khi tắm xong, người anh đến nhấc tượng đá lên để mang về thì không sao nhấc nổi nên đành để lại.
Khi tượng đá xuất hiện ở thác Cúi chưa được bao lâu thì làng Yên Đức sinh ra nhiều dịch bệnh, chim muông, thú dữ về phá hoại mùa màng và bắt gia súc, gia cầm.
Dân làng lập đàn khấn vái thì một người ứng đồng tự xưng là Bụt hiện đang ở thác Cúi và đòi lập đàn thờ. Dân làng làm theo và tự nhiên dịch bệnh tiêu tan, mùa màng tươi tốt, nhà nhà trở lại yên ấm. Cũng từ đó, thác Cúi, nơi hai anh em nhà nọ đặt bức tượng đá được gọi là thác Bụt. Hằng năm cứ đến Rằm tháng Ba âm lịch, người dân lại đến đây dâng hương cúng Bụt cầu mưa thuận gió hòa, cầu tài lộc, sức khỏe và dự hội chợ rằm.
Lễ hội có một không hai
Theo quan niệm của người Minh Hóa, ai cũng đến chợ rằm, nếu không xem như cả năm đó kém may mắn. Ở đó, người dân và du khách được mua bán các mặt hàng nông sản của các dân tộc anh em trên địa bàn huyện và nhiều món ăn truyền thống đặc trưng của người dân Minh Hóa mà ít nơi có như: bồi, ốc lèn, trứng kiến, cá mát....
Tại hội chợ rằm, người dân và du khách được mua bán các mặt hàng nông sản của các dân tộc anh em trên địa bàn huyện Minh Hóa và nhiều món ăn truyền thống đặc trưng như: bồi, ốc lèn, trứng kiến, cá mát....
Không chỉ là nơi mua bán hàng hóa, chợ Rằm tháng Ba còn là nơi gặp gỡ, hò hẹn của các bạn trẻ ở huyện vùng cao này. Đêm trước diễn ra phiên chợ rằm, nam thanh nữ tú khắp nơi đổ về thị trấn Quy Đạt để gặp gỡ, hẹn hò. Sau phiên chợ, nhiều đôi trai gái nên duyên vợ chồng. Rằm tháng Ba còn là dịp gặp gỡ các thành viên trong gia đình để cầu chúc may mắn và thưởng thức các món ăn đặc sản mang tính bản địa.
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của ông cha cũng như quảng bá hình ảnh về mảnh đất và con người Minh Hóa, đồng thời thúc đẩy các hoạt động phát triển du lịch, cứ vào tháng 3 âm lịch hằng năm, UBND huyện Minh Hóa lại tổ chức Hội Rằm tháng Ba.
Hội Rằm tháng Ba có đầy đủ các hoạt động văn hóa - văn nghệ dân gian mang đậm bản sắc của người dân Minh Hóa.
Hội Rằm tháng Ba có đầy đủ các hoạt động văn hóa - văn nghệ dân gian mang đậm bản sắc của người dân Minh Hóa như: múa tiên, độc tấu nhạc cụ dân tộc, hò thuốc cá... được diễn ra.
Cùng với đó là các hoạt động thể thao như thi đấu bóng đá, bóng chuyền; thi đấu các môn thể thao truyền thống và các trò chơi dân gian của các dân tộc trên địa bàn huyện như :bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, cờ thẻ, đánh đu, ném xoang, cà kheo, thả diều, vật dân tộc…
Các hoạt động thể thao được tổ chức tại Hội Rằm tháng Ba.
Theo ông Đinh Văn Lĩnh, Phó chủ tịch UBND huyện Minh Hóa, Trưởng Ban tổ chức Hội rằm tháng Ba Minh Hóa năm 2021, Hội Rằm năm nay diễn ra với quy mô lớn hơn các năm và có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc.
Đặc biệt, năm nay, huyện Minh Hóa còn long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng Di sản phi vật thể Quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian, tri thức dân gian hò thuốc cá và Bằng công nhận Di tích lịch sử căn cứ kháng chiến Vua Hàm Nghi tại Minh Hóa.
Hàng ngàn người đã tụ hội tại xã Khổng Lào (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) để tham dự Lễ hội Then Kin Pang, lễ hội...