Người Mông Sa Pa vào mùa thu hoạch cây lanh, dệt vải
Từ bao đời nay, người Mông đã truyền nhau câu nói “Ở đâu có cây lanh, ở đó có người Mông” để nói về ý nghĩa, tầm quan trọng của cây lanh trong đời sống đồng bào người Mông. Cây lanh đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống và văn hóa của người Mông.
Nghề dệt vải lanh của người Mông đã có từ lâu đời. Bất cứ phụ nữ người Mông nào đến tuổi trưởng thành cũng phải biết se lanh, dệt vải may váy, áo quần, phục vụ cuộc sống hàng ngày của gia đình. Việc se lanh dệt vải còn thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ của phụ nữ. Ngoài ra, vải lanh còn có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông.
Cứ vào dịp đầu tháng 8, trên khắp các bản làng của người Mông tại Sa Pa, nông dân bắt đầu thu hái và phơi lanh. Những hình ảnh sau đây sẽ giúp bạn đọc hình dung ra phần nào những công việc mà phụ nữ Mông trải qua để tạo ra những bộ váy, áo truyền thống của họ.
Vận chuyển lanh về nhà
Vào mùa này, nhà nào trong bản người Mông tại Sa Pa đều có lanh phơi trước cửa.
Vỏ cây lanh được tước ra thành từng sợi nhỏ
Dùng tảng đá lăn qua lại cho sợi lanh mềm ra.
Sợi lanh phải được nối dài và truốt đều thì dệt vải mới đẹp.
Dùng sợi lanh dệt thành những tấm vải
Nhuộm chàm theo phương thức truyền thống của dân tộc Mông đen Sa Pa.
Phơi nắng cho vải chàm mau khô.
Vẽ sáp ong trang trí cho những tấm vải
Thiếu nữ Mông trong trang phục truyền thống
Mùa mưa, khi con nước ngập rừng là thời điểm người dân U Minh Hạ vào mùa đặt lọp bắt cá, rùa, rắn... Mùa lọp rừng...