GÓC “THƯ PHÁP”

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

GÓC “THƯ PHÁP” - 1Khi đến với Ngày hội Du lịch TP.HCM, du khách không thể bỏ lỡ 2 gian hàng viết Thư pháp của Ông Đồ Quảng Bình và Ông Đồ Nghệ An. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những nét rồng bay, phượng múa. Chỉ với cây bút lông, mực và giấy người viết đã thể hiện được nét bút tài hoa, năng khiếu viết chữ. Nội dung của một bức thư pháp còn cho thấy tư tưởng, kiến thức tâm hồn của người viết. Các “Thư pháp gia” còn phải “nhiếp tâm” với những gì mình sắp sửa viết mới cho ra được một tác phẩm hoàn chỉnh. Một bức Thư pháp hoàn chỉnh còn phải dựa vào:  chương pháp, là cách phân bố chữ với chữ, hàng với hàng và các hàng với toàn bộ bức thư pháp; hình dạng bức thư pháp, có 4 dạng chính là hình chữ nhật đứng, hình chữ nhật ngang, hình vuông, hình mặt quạt; ấn chương là con dấu, con triện để biết bức Thư pháp là bản chính hay ngụy tạo; vị trí đặt con dấu; các kiểu chữ trong Thư pháp. Nếu du khách muốn có một bức thư pháp, các ông đồ sẽ sẵn sàng đề tặng.

GÓC “THƯ PHÁP” - 2

Ông Đồ Trần Tuyến đến từ Quảng Bình học viết Thư pháp từ năm 1997, đến nay đã được 15 năm, viết Thư pháp cũng là công việc hiện tại của anh. Anh Tuyến cho biết: “Nhân Ngày hội Du lịch TP.HCM, tôi đến tham gia để giới thiệu với du khách trong nước cũng như ngoài nước để họ biết đến Thư pháp Việt Nam”.

GÓC “THƯ PHÁP” - 3

Còn Ông Đồ Xứ Nghệ Nguyễn Đình Sinh thì cho biết: “Tôi đang là cộng tác viên cho Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Nghệ An, năm nay Nghệ An đưa phần viết Thư pháp tham gia Ngày hội Du lịch TPHCM nhằm giới thiệu với du khách về Thư pháp của Xứ Nghệ”.

GÓC “THƯ PHÁP” - 4

Thùy My

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT