"Sống ảo" tại bảo tàng: Chúng ta đang "lợi dụng" nghệ thuật đến đâu?

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Nếu coi những kiến thức về văn hóa là một yếu tố để đánh giá trình độ của một người thì việc đi bảo tàng nghệ thuật đôi khi được coi là một hành vi thể hiện sự quan tâm tới văn hóa sâu sắc. Giữa hàng trăm con người đang lang thang qua các phòng tranh, những bức điêu khắc, ta có thể nhìn khá rõ 2 nhóm người: nhóm người đi bảo tàng để nâng cao hiểu biết về nghệ thuật và nhóm người đi bảo tàng chỉ để chụp ảnh.

Để nhìn nhận về vấn đề "Chụp hay không chụp ảnh trong triển lãm nghệ thuật" một cách khách quan, đôi khi, chính những góc chụp của những người xem lại đem đến một cách thể hiện mới cho các tác phẩm nghệ thuật, nhất là khi những người có sức ảnh hưởng thường là đối tượng được mời đến trải nghiệm đầu tiên và lan toả góc nhìn của mình. Tuy nhiên, hành động này vô tình thu hút nhiều bạn trẻ và tạo nên phong trào đến bảo tàng "sống ảo" để xây dựng hình ảnh trên mạng xã hội mình là con người am hiểu nghệ thuật. Việc đặt một chủ thể sống động là con người bên cạnh các bức tranh, tượng điêu khắc hay nghệ thuật sắp đặt đem đến những kiến trái chiều từ chính người nghệ sĩ.

"Sống ảo" tại bảo tàng: Chúng ta đang "lợi dụng" nghệ thuật đến đâu? - 1

“Mọi họa sĩ sẽ ghét xu hướng selfie này” nhà sử học Barrie Garnham từng chia sẻ. “Bởi họ luôn muốn tác phẩm của mình được nhìn ngắm và thưởng thức, chứ không phải được dùng làm hậu cảnh chụp ảnh”.

"Sống ảo" tại bảo tàng: Chúng ta đang "lợi dụng" nghệ thuật đến đâu? - 2

"Sống ảo" tại bảo tàng: Chúng ta đang "lợi dụng" nghệ thuật đến đâu? - 3

"Sống ảo" tại bảo tàng: Chúng ta đang "lợi dụng" nghệ thuật đến đâu? - 4

Ảnh: Museum of Ice Cream

Khi nhiếp ảnh đã đi quá xa

Sự việc đi xa khi ngày càng nhiều ngôi sao mạng đến bảo tàng, triển lãm không phải để thưởng thức nghệ thuật mà chỉ muốn check-in sống ảo, mượn bối cảnh chụp ảnh bán hàng. Tại nhiều phòng triển lãm, các blogger đổ xô đến chụp hình đã gây xáo trộn đến bối cảnh nghệ thuật được xây dựng của tác giả, ảnh hưởng đến việc thưởng lãm của mọi người. Khi hành vi chụp hình liên quan đến lợi ích thương mại, giá trị các triển lãm nghệ thuật có thể bị ảnh hưởng.

"Sống ảo" tại bảo tàng: Chúng ta đang "lợi dụng" nghệ thuật đến đâu? - 5

Ca sĩ Katy Perry chụp ảnh trước bức chân dung của chính mình.

Ngoài chụp ảnh, những ngôi sao mạng còn chia sẻ về các tác phẩm độc đáo lên trang cá nhân hay website, thu hút ngày càng nhiều người đến với triển lãm. Do đó, các bảo tàng mỹ thuật không còn cố gắng thuyết giảng và truyền bá tới công chúng những thông tin đầy học thuật. Thay vào đó, họ khuyến khích người xem tích cực khám phá và chia sẻ trải nghiệm, coi triển lãm như một sân chơi trực quan.

Thực tế đầu năm 2020, dịch bệnh khiến các hoạt động bị hạn chế. Không thể du lịch tự do như trước, ngày càng nhiều người tìm đến bảo tàng, khu triển lãm để giải trí. Trong một phòng trưng bày nghệ thuật, có cả hàng dài những người đứng chờ để chụp hình với một tác phẩm. Sau khi chụp xong, nếu chưa hài lòng với tấm ảnh đó, họ sẽ xếp hàng chụp lại. Dần dần, những buổi khai mạc triển lãm không chỉ là hoạt động thu hút giới nghệ thuật mà còn là điểm chụp ảnh hấp dẫn của những ngôi sao mạng. Không có gì sai khi mọi người chụp hình check-in tại một triển lãm nghệ thuật. Tuy nhiên, khi những bức hình đăng lên tài khoản cá nhân, dân mạng chỉ để tâm xem ảnh đó có đẹp hay không, hiếm khi thảo luận về giá trị của các tác phẩm.

The Paper đưa tin , nhiều bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã đưa ra quy định hạn chế đối với những người nổi tiếng trên mạng xã hội đến chụp ảnh check-in.

Trên thế giới, sự việc "sống ảo" không còn quá xa lạ và mỗi nơi đều có cách giải quyết khác nhau. Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York, Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland (Mỹ) và Hiệp hội Bảo tàng Thành phố Paris (Pháp) đã đưa một số bộ sưu tập vào "phạm vi công cộng" (public domain). Điều này có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể được chụp hình miễn phí. Tuy nhiên, Phòng trưng bày Tate của Anh đã từ chối miễn phí hình ảnh các tác phẩm của họ. Việc sử dụng tùy tiện những hình ảnh từ bộ sưu tập của họ là vi phạm bản quyền.

"Sống ảo" tại bảo tàng: Chúng ta đang "lợi dụng" nghệ thuật đến đâu? - 6

"Sống ảo" tại bảo tàng: Chúng ta đang "lợi dụng" nghệ thuật đến đâu? - 7

Triển lãm nghệ thuật ánh sáng ở một bảo tàng tại Tokyo

Hơn 10 năm trước, khi Internet và mạng xã hội chưa phát triển, ở Thượng Hải chỉ có một vài bảo tàng nghệ thuật. Khi đó, những người đến thăm bảo tàng đa số là người trong ngành hoặc sinh viên Học viện Mỹ thuật.

Sau hội chợ triển lãm Thế giới Thượng Hải, bảo tàng nghệ thuật - với tư cách một cơ sở văn hóa công cộng - lần đầu tiên thu hút khách tham quan đại chúng.

Đặc biệt, vào năm 2015, khi triển lãm "Rain House" của Random International đã tạo nên cuộc "cách mạng". Đây là lần đầu tiên người xem tiếp cận với nghệ thuật sắp đặt, được "nhập vai" vào tác phẩm.

"Sống ảo" tại bảo tàng: Chúng ta đang "lợi dụng" nghệ thuật đến đâu? - 8

"Rain House"

Sau đó, các triển lãm nghệ thuật sắp đặt như "Mirror House" và “Teamlab” là những triển lãm lớn, nổi tiếng về trải nghiệm “nhập vai”. Tại các triển lãm này, không thể tránh khỏi việc khách chụp ảnh và gây chú ý trên mạng xã hội.

Nó cũng giúp phổ biến và đa dạng hóa các cuộc triển lãm đến công chúng ở Thượng Hải.

Khi những tác phẩm nghệ thuật sắp đặt phá vỡ cách thưởng thức của công chúng so với loại hình truyền thống, nhiều người xem thích thú khi có thể tương tác với nghệ thuật theo cách mới mẻ.

Ngày càng nhiều khán giả không có chuyên môn nghệ thuật tiếp cận và đến thăm các bảo tàng, triển lãm và tiếp xúc với những xu hướng nghệ thuật mới nhất.

Mỗi cuối tuần, nhiều cô gái diện váy áo thời thượng, trang điểm tỉ mỉ để tới các phòng triển lãm để chụp hình. Điều này dần trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến.

Thực tế tại các nước

"Sống ảo" tại bảo tàng: Chúng ta đang "lợi dụng" nghệ thuật đến đâu? - 9

Những người yêu nghệ thuật lo ngại, với thói quen chụp ảnh gây bão trong đời sống và trên internet, nghệ thuật sẽ không bao giờ được thưởng thức và trân trọng như trước. Giờ đây, người ta chụp ảnh trước một bức tranh nổi tiếng là để khoe trên internet rằng họ đã đến xem bức tranh này. Họ không thèm bận tâm giá trị lớn lao của bức tranh. Và như vậy, các tác phẩm nghệ thuật lớn cũng không hơn gì một hình nộm, một bãi biển hay một phong cảnh nổi tiếng để làm nền cho một gương mặt to đùng ở tiền cảnh của một bức ảnh "nhiều like".

Nhưng, một luồng ý kiến khác cũng nổi lên, dù không bác bỏ lo ngại này nhưng cũng góp một phần “bào chữa”. Tờ Standard (Anh) đăng ý kiến một độc giả cho rằng, hiện nay không một lĩnh vực nào trong đời sống có thể thoát khỏi ảnh hưởng của công nghệ. Các bảo tàng với những hiện vật hàng trăm năm không phải là ngoại lệ.

Ghi lại hình ảnh là nhu cầu cực kỳ phổ biến thời nay, bởi vậy không có cách nào ngăn cản người tham quan chụp lại hình ảnh họ bên các bức tranh. Trong bối cảnh đó, quyết định của Bảo tàng Quốc gia (Anh) là hủy bỏ lệnh cấm chụp ảnh, được coi rất hợp thời và có thể coi là bước ngoặt trong cách quản lý các bảo tàng nghệ thuật. Các bảo tàng có bố trí những “khu vực được phép chụp ảnh”, và chuẩn bị tốt nhân lực để kiểm soát việc này chứ không còn có thể ngăn chặn.

Văn hoá thưởng thức nghệ thuật

Nếu coi những kiến thức về văn hóa là một yếu tố để đánh giá trình độ của một người thì việc đi bảo tàng nghệ thuật đôi khi được coi là một hành vi thể hiện sự quan tâm tới văn hóa sâu sắc. Giữa hàng trăm con người đang lang thang qua các phòng tranh, những bức điêu khắc, ta có thể nhìn khá rõ 2 nhóm người: nhóm người đi bảo tàng để nâng cao hiểu biết về nghệ thuật và nhóm người đi bảo tàng chỉ để chụp ảnh.

Có người cảm nghệ thuật qua những bức hình bằng đôi mắt; nhưng có những người, họ thấy nghệ thuật xứng đáng được ghi nhớ lại qua ống kính máy ảnh, không sao cả, tựu chung họ đều là những người yêu cái đẹp theo những cách rất khác nhau.

"Sống ảo" tại bảo tàng: Chúng ta đang "lợi dụng" nghệ thuật đến đâu? - 10

- Hạn chế dùng gậy tự sướng: Vấn đề không nằm ở bức ảnh bạn chụp mà việc dùng gậy tự sướng sẽ gây ra cản trở đường đi lối lại của những khách tham quan khác.

- Không cười nói quá to, ồn ào; không xô đẩy chạy nhảy khi chụp ảnh.

- Tuyệt đối không dùng Flash; còn nếu bạn không biết tắt flash, hãy ngừng chụp ảnh một lúc. 

- Không chắn tầm nhìn của các du khách khi họ đang xem các tác phẩm nghệ thuật. Không tụ tập ở những khu vực có nhiều người đi qua để chụp ảnh.

- Tuyệt đối không chạm vào hiện vật hay các món đồ của bảo tàng chỉ để làm nền cho các bức ảnh của bản thân.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hằng Nga (L'OFFICIEL)

CLIP HOT