Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
UNESCO ghi nhận Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa.
Ngày 15/12, di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tại phiên họp Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 16 của UNESCO diễn ra tại Paris (Pháp) vào chiều 15/12, di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tại đầu cầu Việt Nam, lãnh đạo Bộ VHTT&DL và 4 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, cùng đại diện cộng đồng người Thái 4 địa phương đã chứng kiến giây phút khi Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam thể hiện tình đoàn kết giữa các tộc người, tôn trọng thế giới quan tộc người theo mục tiêu của UNESCO. Ảnh: VGP.
Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái đúng theo tôn chỉ và mục tiêu của Công ước 2003.
Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam thể hiện tình đoàn kết giữa các tộc người, tôn trọng thế giới quan tộc người theo mục tiêu của UNESCO; giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản các cộng đồng dân tộc không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đây cũng là một trong 48 hồ sơ được xem xét trong kỳ họp này.
Múa xòe dân tộc Thái Yên Bái. Ảnh: TTXVN.
Xòe Thái phải đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chí để ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, gồm Thái đi kèm cùng với âm nhạc của các nhạc cụ, như tính tẩu, kèn loa, khèn bè, trống, chiêng, chũm chọe, pí pặp, bẳng bu, mák hính; sự ghi danh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Xòe Thái, cũng như về di sản văn hóa nói chung của cộng đồng; các biện pháp bảo vệ được cộng đồng người Thái tiến hành một cách sâu rộng tại địa phương; hồ sơ đề cử thể hiện sự tham gia rộng rãi của cộng đồng trong nghiên cứu, tư liệu hóa và kiểm kê; những thành tố khác nhau của di sản Xòe được đưa vào trong Danh mục kiểm kê quốc gia vào những năm 2014 và 2016.
Các đại biểu và cộng đồng người Thái tham dự phiên họp vui mừng khi Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Ảnh: VGP.
Ngay sau khi di sản được chính thức vinh danh, Bộ VHTT&DL đã trang trọng tổ chức chương trình chào mừng sự kiện.
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh, Xòe Thái được ghi danh trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ làm tăng thêm nhận thức về tầm quan trọng của di sản trong việc kết nối giữa các cá nhân, cộng đồng người Thái và những dân tộc khác. Sự ghi danh càng làm tăng thêm lòng nhiệt tình của thành viên cộng đồng và người ngoài cộng đồng tham gia vào việc bảo vệ, gìn giữ và thực hành các điệu Xòe.
Ngày 18/12, Viện Pháp tại Việt Nam sẽ công chiếu trực tuyến bộ phim tài liệu mang tên “Mai Thứ: Hành trình trở lại Mâcon...