20 bộ trang phục gây ấn tượng ở các kỳ Thế vận hội Olympic
Không chỉ là sân chơi thể thao, Thế vận hội còn là sàn diễn thời trang của tuyển thủ và các đoàn quốc gia.
Vận động viên trượt băng tốc độ Eric Heiden mặc trang phục 'full vàng" từ đầu đến chân tới Thế vận hội 1980.
Nữ vận động viên trượt băng nghệ thuật Katarina Witt gây ấn tượng với trang phục 'công chúa' tại Thế vận hội năm 1984.
Katarina Witt năm 1984.
Với tay áo bèo nhún và chân váy mini hồng kết hợp đã tạo nên vẻ ngoài bắt mắt. Không những vậy, vận động viên trượt băng nghệ thuật này còn giành được huy chương vàng tại Sarajevo vào năm 1984.
Bốn năm sau, cô lại 'bận' một bộ cánh táo bạo khác với lông vũ.
Katarina Witt năm 1988.
Nữ vận động viên này đã giành được thêm một huy chương vàng tại Thế vận hội Calgary 1988 trong bộ quần áo màu xanh này.
Trang phục quả cầu tuyết tại Thế vận hội năm 1992 ở Albertville, Pháp.
Những quả cầu tuyết tại Thế vận hội năm 1992.
Trong Lễ diễu hành của các quốc gia tại Thế vận hội mùa đông năm 1992, những cô gái dẫn đoàn đều mặc trang phục quả cầu tuyết để giới thiệu về mỗi quốc gia.
Cùng năm 1992, đội tuyển của Nga trông giống biệt đội thám tử hơn là nhóm vận động viên đẳng cấp thế giới.
Đoàn Nga mặc áo khoác và đội mũ cao bồi và trông giống như những thám tử đến từ Hollywood.
Tại kỳ Olympic Tokyo lần này, đoàn thể thao Nga do phải chịu án phạt của Tòa án Trọng tài thể thao không mang quốc kỳ tên nước Nga.
Tương tự, các vận động viên của Hy Lạp đã có sự lựa chọn 'khác người' khi mặc đồ đen tới Thế vận hội 1998.
Đội tuyển Olympic từ Hy Lạp năm 1998.
Lễ diễu hành của các quốc gia là khoảnh khắc để mỗi vận động viên thể hiện niềm tự hào đối với đất nước của họ. Nhưng đoàn Hy Lạp lại quyết định mặc trang phục màu đen u ám ở Nagano, Nhật Bản.
Mặt khác, các vận động viên Nhật Bản với bộ áo choàng sặc sỡ nhưng không để lại nhiều ấn tượng ở Thế vận hội 2000.
Đoàn thể thao Nhật Bản năm 2000.
Nhật Bản thậm chí còn rực rỡ hơn tại Thế vận hội Olympic 2004 ở Athens.
Đoàn Nhật Bản vào năm 2004.
Áo khoác của đoàn Nhật Bản gây ấn tượng với khán giả với những bông hoa mẫu đơn xinh đẹp - loài hoa truyền thống đại diện cho vẻ đẹp nữ tính trong văn hóa truyền thống. Năm đó, đoàn Nhật bản đã giành được 37 huy chương Olympic.
Năm 2006, vận động viên trượt băng nghệ thuật Johnny Weir với bộ trang phục thiên nga có lẽ là hình ảnh đáng nhớ nhất của mọi kỳ Thế vận hội.
Johnny Weir tại Thế vận hội 2006.
Tuy nhiên với chiếc găng tay ‘lạc quẻ’ khiến mọi thứ trở nên kì quặc.
Weir trở lại Thế vận hội vào năm 2010 ở Vancouver, thể hiện sự khác thường với bộ trang phục nữ tính.
Johnny Weir với trang phục ấn tượng hồi năm 2010.
Mặc dù Weir không giành được bất kỳ huy chương nào tại Thế vận hội, nhưng với những bộ trang phục tự thiết kế của anh đã gây ấn tượng mạnh với khán giả. Đối với anh, trang phục là một phần của màn trình diễn và điệu múa trên băng.
Shaun White cũng quay lại Thế vận hội 2010 với bộ đồng phục mang màu sắc ‘đường phố.
Shaun White với màn trình diễn năm 2010.
Khi White giành được huy chương vàng ở Vancouver, anh ấy đã mặc bộ đồng phục do Burton thiết kế với áo sơ mi flannel và quần jean rộng thùng thình.
Greg Dacyshyn, giám đốc sáng tạo của Burton chi biết, bộ đồ này lấy cảm hứng từ những tay cao bồi Mỹ: áo blazer kẻ sọc và quần jean cũ . Đó là đồng phục nhưng cũng là phát súng phá vỡ mọi rào cản về thời trang thế vận hội.
Tại Thế vận hội 2012, con gái của Bob Marley là Cedella đã thiết kế những bộ đồng phục sáng màu và táo bạo cho đoàn Jamaica.
Đoàn Olympic của Jamaica năm 2012.
"Bộ sưu tập là sự phản ánh thời trang của văn hóa, lịch sử và phong cách của quốc gia Caribe - sôi động, lạc quan với hy vọng giành huy chương vàng của đoàn Jamaica.
Đoàn nước này đã giành được 12 huy chương Olympic năm đó tại London.
Đội tuyển Malaysia đã mặc bộ đồng phục rất ‘hổ báo’ tới Thế vận hội Olympic 2012 tại London.
Đoàn Olympic Malaysia năm 2012.
Trong khi đó, bộ quần áo đồng bộ của đội tuyển bơi lội Brazil tại Thế vận hội 2012 giống như hình giải phẫu người.
Đội tuyển bơi của Brazil năm 2012.
Bộ đồ bơi với mặt trước là hình ảnh của quả tim và các động mạch trong khi sau lưng là một bộ khung xương sườn. Thêm vào đó, mũ bơi được thiết kế như hình bộ não của tuyển Brazil không biết có khiến đối thủ nào phải sợ hãi hay không?
Aliya Garayeva của đoàn Nga đã có bộ đồ thi đấu bó sát bốc lửa tới Thế vận hội 2012 ở London.
Aliya Garayeva vào năm 2012.
Quần của đội tuyển bi đá trên băng của Na Uy gây sốc tại Thế vận hội 2014 ở Sochi.
Đội tuyển bi đá trên băng Na Uy tại Olympic năm 2014.
Đội tuyển Bi đá trên băng của Na Uy được biết đến với những lựa chọn quần táo bạo. Và sau này có hẳn một trang hâm mộ dành riêng cho chiếc quần ngủ này.
Cũng trong năm 2014, đoàn của Nga đã xuất hiện trông giống như ông/bà Noel
Đoàn Olympic Nga tại Thế vận hội 2014.
Bộ quần áo toàn màu đỏ với lông trắng xung quanh viền khiến khiến đoàn Nga trông không giống vận động viên tí tẹo nào.
Cùng năm đó, vận động viên trượt tuyết người Mexico Hubertus von Hohenlohe mặc một bộ đồ theo chủ đề mariachi đến các trận đấu.
Hubertus von Hohenlohe vào năm 2014.
Năm 2014, Mexico chỉ cử một vận động viên tham dự Thế vận hội : Hubertus von Hohenlohe, một vận động viên trượt tuyết trên núi cao. Là đại diện duy nhất, anh đã quyết định mặc trang phục truyền thống để tôn vinh xứ sở mình.
Hình ảnh của Hubertus von Hohenlohe còn được nhắc đến Thế vận hội 2018 với trang phục đầu lâu. Bộ trang phục toàn màu đen với những chiếc đầu lâu trên đó tượng trưng cho ngày lễ Dia de los Muertos của Mexico, hay còn gọi là Ngày của người quá cố.
Trang phục trượt băng của Yura Min quá táo bạo khiến cô gặp sự cố
Yura Min
Ở động tác xoay người đầu tiên của phần thi, chiếc khuy áo đã bị tuột ra. Dù rằng sau đó cô đã rất cố gắng để che đi khuyết điểm này và hoàn thành phần thi với nó, nhưng những động tác thừa để giữ chiếc áo không bị tuột xuống đã khiến phần trình diễn của Yura Min và bạn diễn bị trừ rất nhiều điểm.
(Tin Olympic) Diễn ra trong thời điểm đặc biệt thời Covid-19 vẫn đang hoành hành, lễ khai mạc Olympic Tokyo 2021 sẽ rất khác...