11 bí mật tại thế vận hội Olympic Tokyo 2020 giờ mới kể
Thế vận hội Tokyo 2020 là một điều kì diệu trong thời điểm mà đại dịch COVID-19 bùng phát, 11 điều thú vị dưới đây đã minh chứng cho nỗ lực không ngừng nghỉ của Nhật Bản để có được sân chơi lớn nhất thế giới này.
1. Huy chương Olympic được chế tác từ rác thải điện tử tái chế
Nhật Bản và nhà tổ chức Olympic 2020 đã tạo ra hàng ngàn huy chương trao cho các vận động viên đoạt giải sử dụng kim loại tái chế có nguồn gốc từ các thiết bị bị loại bỏ.
Huy chương tại Thế vận hội Tokyo 2020.
Dự án huy chương Tokyo 2020 diễn ra từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2019, với hy vọng tạo ra huy chương Olympic từ rác thải điện tử được thu gom từ người dân Nhật Bản và các doanh nghiệp.
Đã có 5.000 tấm huy chương vàng, bạc và đồng chung kích cỡ: đường kính khoảng 8,5 cm, dày 12,1 mm được tạo ra từ 32kg vàng, 3.500kg bạc cùng 2.200kg đồng thu gom.
2. Thế vận hội sẽ sử dụng 100% bằng năng lượng tái tạo
Việc tổ chức sự kiện thể thao lớn nhất thế giới sẽ tốn rất nhiều năng lượng cho hệ thống ánh sáng, âm thanh và hình ảnh. Để làm cho Thế vận hội trở nên ‘xanh’ hơn, Ủy ban Olympic đã sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng sinh khối và năng lượng mặt trời phục vụ cho các trận thi đấu.
Các cơ sở năng lượng tái tạo ở Fukushima.
Đáng chú ý, nguồn năng lượng mặt trời sẽ được sử dụng có nguồn gốc từ tỉnh Fukushima, nơi đang phát triển lại ngành năng lượng tái tạo sau trận động đất ở đông Nhật Bản .
3. Sân vận động Quốc gia sử dụng gỗ có nguồn gốc từ mọi tỉnh Nhật Bản
Sân vận động Quốc gia Nhật Bản được sử dụng lần đầu tiên tại Thế vận hội Tokyo năm 1964 trong khu rừng nhân tạo Meiji Jingu, gồm các loại cây đến từ khắp xứ sở này. Ban tổ chức phá bỏ và xây dựng sân vận động Olympic mới cho Thế vận hội 2020 hồi năm 2015.
Khi thiết kế, kiến trúc sư Kengo Kuma đã lấy cảm hứng từ Meiji Jingu và sân vận động mới này sử dụng nguồn gỗ đến từ 47 tỉnh của Nhật Bản.
Tổng chi phí xây dựng bao gồm phí thiết kế và giám sát lên tới 156,9 tỷ Yên (tương đương 1,45 tỷ USD) và được hoàn thành vào tháng 11/ 2019, sau 36 tháng xây dựng. Sức chứa của nó có thể lên tới 68.000 người.
4. Làng Olympic tự hào có 21 tòa nhà và “Phòng khám đặc biệt”
Làng Olympic tiêu tốn 54 tỷ yên (khoảng 492 triệu USD) để xây dựng. Với tổng số 21 tòa nhà, khu phức hợp này tự hào với các phòng ăn lớn, căn hộ chung cư được trang bị đầy đủ và phòng tập thể dục, nơi các vận động viên có thể rèn luyện sức khỏe trong khi chờ đợi thi đấu.
Làng Olympic Tokyo 2020.
Đáng chú ý, phòng kiểm tra y tế ở làng vận động viên dành cho những người có biểu hiện sốt. Phòng khám hoạt động 24 giờ mỗi ngày, cho phép tiến hành các xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase và cách ly những người được xác nhận dương tính virus. Tùy thuộc vào mức độ của triệu chứng, những người bị nhiễm sẽ được nhập viện hoặc chuyển đến cách ly tại một khách sạn được chỉ định bên ngoài làng.
5. Các cơ sở Olympic được xây dựng để chống động đất và sóng thần
Do vị trí địa lý, Nhật Bản đã phải chiến đấu với các thảm họa thiên nhiên như động đất và sóng thần trong nhiều thế kỷ. Điều này cũng có nghĩa là đất nước có nhiều kinh nghiệm để đối phó với những thảm họa trong tương lai.
Để bảo vệ sự an toàn của tất cả du khách trong suốt Thế vận hội, Ủy ban Olympic đảm bảo mọi địa điểm thi đấu đều có khả năng chống động đất với cường độ lên đến 6 độ Richter, dựa trên thang cường độ địa chấn của riêng Nhật Bản.
Bảng hướng dẫn thoát hiểm khi có động đất xảy ra tại Olympic Tokyo.
Các địa điểm gần bờ biển cũng được trang bị các cơ chế phòng chống sóng thần. Bao gồm Làng Olympic, nằm gần Vịnh Tokyo ở quận ven biển Harumi. Làng Olympic có những bức tường chắn sóng cao tới 2 mét.
6. Có một cuốn sách quy tắc 70 trang cho các vận động viên và quan chức
Kẻ thù lớn nhất của sân chơi lớn nhất thế giới không ai khác chính là đại dịch COVID-19. Để chống lại sự lây lan của vi rút, Ủy ban Olympic đã phát hành cuốn sách quy tắc 70 trang có tên là “The Playbook”. Phiên bản hoàn thiện đã được phát hành vào tháng 6/2021.
Tài liệu nêu ra một loạt các quy tắc mà các vận động viên và quan chức phải tuân thủ trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội, có thể là ở Làng Olympic hoặc địa điểm thi đấu. Một số quy tắc bao gồm không tiệc tùng, không hoạt động tình dục và không uống rượu theo nhóm .
7. Khung giường của Làng Olympic được làm từ bìa cứng
Kỳ thế vận hội lần này, các vận động viên nghỉ tại làng Olympic được trải nghiệm ngủ trên những chiếc giường đơn thân thiện với môi trường. Khung giường được làm bằng bìa cứng tái chế, thiết kế bởi công ty Airweave của Nhật Bản, đi kèm là các tấm nệm có thể tùy chỉnh làm bằng vật liệu Airfiber.
Khung giường làm từ bìa cứng.
Airweave đã giao 18.000 chiếc giường như vậy cho Đại hội thể thao Tokyo. Những chiếc giường bìa cứng có thể tái chế 100%, được thiết kế siêu nhẹ và dễ lắp ráp để đảm bảo việc vận chuyển nhanh chóng, hiệu quả. Đây là khung giường đơn, có thể chịu tải trọng của một người.
Paul Chelimo - VĐV từng giành huy chương bạc điền kinh cự ly 5.000 m tại Olympic Rio 2016 dí dỏm nhận xét: "Chiếc giường này được thiết kế nhằm tránh những hành động ân ái giữa các CĐV, bởi giường chỉ có thể chịu trọng lượng của một người".
8. Kênh YouTube của Thế vận hội có video thực tế ảo và câu hỏi toán học
Những vấn đề đại dịch khiến Thế vận hội 2021 bị hoãn lại một năm, trong thời gian này Ủy ban Olympic đã phải triển khai nhiều chiến dịch truyền thông xã hội hấp dẫn.
Để thu hút sự chú ý của toàn cầu, kênh YouTube chính thức của Thế vận hội Tokyo đã phát hành nội dung thú vị khác với các video tư liệu hay mang nội dung báo chí. Một trong những nội dung thú vị đó là loạt phim Let's 55. Trong đó "5" là "Go" trong tiếng Nhật, do đó, sáng kiến cũng có thể được đọc là "Let's Go Go!.
Loạt phim này có các video thực tế ảo (VR) cung cấp góc nhìn thứ nhất về các môn thể thao khác nhau, chẳng hạn như lướt sóng và bắn cung. Thông qua các video, bạn có thể hiểu được cảm giác tự mình chơi môn thể thao này.
Trên kênh YouTube, bạn cũng sẽ tìm thấy các câu hỏi toán học lấy cảm hứng từ Thế vận hội. Chúng được hướng mục tiêu vào học sinh lớp sáu ở Nhật Bản.
9. Học sinh tiểu học Nhật Bản là người chọn ra linh vật Olympic
Quyết định lựa chọn các linh vật của Olympic không bao giờ là một chuyện dễ dàng. Bên cạnh việc đánh giá tính thẩm mỹ của chúng, người ta cũng cần xem xét linh vật thể hiện tinh thần phi vật thể của Thế vận hội và văn hóa của nước chủ nhà tốt như thế nào.
Học sinh tiểu học ở Nhật Bản lựa chọn linh vật Olympic Tokyo 2020.
Trong số hơn 2.000 thiết kế được gửi cho linh vật của Thế vận hội, Ủy ban Olympic đã chọn ba thiết kế. Mỗi thiết kế bao gồm hai linh vật khác nhau - một cho Thế vận hội và một cho Thế vận hội Paralympic.
Sau đó, Ủy ban này đã mở một cuộc thăm dò công khai, điều đáng chú ý là chỉ học sinh tiểu học mới có thể tham gia. 16.769 trường tiểu học ở Nhật Bản đã tiến hành một vòng bỏ phiếu. Mỗi lớp đi đến thống nhất và bỏ một phiếu bầu chung cho cặp linh vật mong muốn của mình. Cuối cùng, Miraitowa và Someity được chọn làm linh vật.
Miraitowa và Someity.
Miraitowa là tên ghép từ hai từ tiếng Nhật: Mirai (tương lai) và Towa (vĩnh cửu). Nhân vật “cậu bé” này được thiết kế với hai màu xanh trắng và là linh vật của Olympic Tokyo 2020. Trong khi đó, “cô bé” Someity màu hồng trắng dễ thương là linh vật của Paralympic Tokyo 2020.
10. Trang phục của tình nguyện viên được lấy cảm hứng từ kimono
Tình nguyện viên Thế vận hội sẽ mặc những bộ đồng phục do Yamaguchi Sodai thiết kế trong các buổi lễ trang trọng từ khai mạc cho đến lễ trao giải.
Bộ đồng phục của tình nguyện viên Olympic Tokyo 2020.
Bộ trang phục này được lấy cảm hứng từ Thế vận hội năm 1964, khi các tình nguyện viên mặc những bộ kimono truyền thông. Các trang phục cũng được trang bị công nghệ làm mát để giúp các tình nguyện viên chống chọi với cái nóng mùa hè.
11. Ngọn lửa Olympic đã cháy trong một năm trước lễ rước đuốc bắt đầu Nhật Bản
Ngọn đuốc được coi là biểu tượng của tinh thần thể thao và sự kiên cường này đã từ Hy Lạp đến Nhật Bản vào ngày 20/3, chỉ bốn ngày trước khi các nhà tổ chức quyết định lùi thời điểm tổ chức Olympic Tokyo 2020 do dịch COVID-19.
Lễ rước đuốc tại Nhật Bản.
Ủy ban Olymlic đã quyết định duy trì ngọn đuốc này 1 năm tại Nhật Bản cho đến khi lễ rước đuốc chính thức bắt đầu vào ngày 25/3/2021 tại tỉnh Fukushima.
(Tin thể thao, tin Olympic) Olympic 2021 sẽ diễn ra mà không có sự góp mặt của khán giả, nguồn động viên lớn của các vận...