Nha Trang tổ chức Lễ hội Tháp Bà Ponagar và thả hoa đăng

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Sáng ngày 25/4, Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang đã chính thức diễn ra, và sẽ kéo dài đến ngày 27/4 ( 21 đến 23 /3 âm lịch). Đây là một Lễ hội lớn, theo Ban tổ chức đã có 100 đoàn khách hành hương với số lượng 1.000 người đăng ký tham dự lễ và dâng hương. Dịp lễ này, cũng có khoảng 5.000 đồng bào dân tộc Chăm từ khắp nơi tụ về, ước tính 15.000 du khách cùng tham gia.

Nha Trang tổ chức Lễ hội Tháp Bà Ponagar và thả hoa đăng - 1

 Những ngày lễ hội sẽ diễn ra các nghi thức: Lễ thay y: Vị chủ tế dâng trầm hương, nhang, hoa, trái cây và khấn vái. Sau đó, các thành viên trong Ban nghi lễ thay xiêm y, mũ miện để tắm tượng. Nước dùng để tắm tượng được nấu từ rượu với nước và thả các cánh hoa có hương thơm (5 loại). Hiện nay, lễ thay y do một số phụ nữ lớn tuổi thực hiện. Sau khi tắm tượng xong, Thánh Mẫu được mặc xiêm y và mũ miện mới do người dân dâng cúng. Tế lễ cổ truyền, lễ Khai Diên và lễ Tôn vương: diễn ra ngày 23 tháng 3 Âm lịch, đoàn tế lễ gồm các hào lão và người dân Cù Lao (Xóm Bóng) dâng lễ theo nghi thức cổ truyền; Đoàn Tuồng biểu diễn lễ Khai Diên và Tôn vương ở sân khấu. Biểu diễn bài chòi, hát bội, biểu diễn nghệ thuật Chăm và làm gốm Chăm. Các đoàn đến tham dự được ăn uống miễn phí, nghỉ tại các nhà bạt đã được dựng lên.

Nha Trang tổ chức Lễ hội Tháp Bà Ponagar và thả hoa đăng - 2

 Đêm trước ngày khai lễ chính thức, Tháp Bà Ponagar được thắp sáng nổi bật trên dòng sông Cái. Trên 1.000 hoa đăng do khách dự lễ và khách từ Champa Island cùng thả xuống dòng sông Cái, các hoa đăng đều có ghi lời ước nguyện của người thả.

Nha Trang tổ chức Lễ hội Tháp Bà Ponagar và thả hoa đăng - 3

Năm 2012, lễ hội Tháp Bà được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Lễ hội Tháp Bà là điểm hội tụ các giá trị truyền thống của quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử.

Tin, ảnh: Khuê Việt Trường

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Tạp Chí Du Lịch

CLIP HOT