Miệt vườn Nam Bộ độc đáo giữa đồng quê miền Trung

Cách trung tâm TP Quảng Ngãi 14 km về hướng Tây, làng du lịch cộng đồng Bình Thành, xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành đang là điểm dừng chân lý tưởng cho tour du lịch khám phá, trải nghiệm về thăm “miệt vườn Nam Bộ” giữa vùng đất miền Trung.

miet vuon nam bo doc dao giua dong que mien trung - 1

miet vuon nam bo doc dao giua dong que mien trung - 2

miet vuon nam bo doc dao giua dong que mien trung - 3

Làng du lịch cộng đồng Bình Thành ở xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành trải rộng hàng trăm ha nằm ven dòng sông Phước Giang thơ mộng, nổi tiếng với vùng trái cây trĩu quả được trồng từ hơn 30 năm trước. Bình Thành có hơn 200 hộ dân, mỗi gia đình đều có mảnh vườn trồng nhiều loại cây ăn trái…Những khu vườn rộng thoáng mát hội tụ nhiều loại trái cây gồm: Bưởi da xanh, chôm chôm, sầu riêng, chuối ngự, mít tố nam, bưởi thanh trà bản địa… thơm ngon hấp dẫn du khách,

miet vuon nam bo doc dao giua dong que mien trung - 4

miet vuon nam bo doc dao giua dong que mien trung - 5

miet vuon nam bo doc dao giua dong que mien trung - 6

Ông Đinh Xuân Sâm, Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành, cho hay địa phương đã xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm gắn với cộng đồng nhằm khai thác, phát huy các giá trị tự nhiên, văn hóa cộng đồg, đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Trong đó, địa phương chú trọng nhiệm vụ trọng tâm nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới hiệu quả, xây dựng sản phẩm OCOP từ 3-4 sao về dịch vụ du lịch cho xã Hành Nhân. Đây là điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu, từng bước kết nối với tuyến du lịch TP Quảng Ngãi- Nghĩa Hành- Minh Long- Ba Tơ để đẩy mạnh phát triển du lịch.

miet vuon nam bo doc dao giua dong que mien trung - 7

Du khách đến làng Bình Thành sẽ được trải nghiệm cảm giác thanh bình, thư giãn của làng quê Việt với đường làng uốn lượn xen lẫn những vườn cau xanh mướt, những vườn cây trĩu quả hệt như miệt vườn ở xứ sở “miền Tây Nam Bộ”.

miet vuon nam bo doc dao giua dong que mien trung - 8

miet vuon nam bo doc dao giua dong que mien trung - 9

Lần đầu tiên đến tham quan làng du lịch cộng đồng Bình Thành, bà Trần Thị Ngọc Hà (ngụ TP.HCM) bất ngờ trước những vườn cây trái lâu năm thoáng mát. “Cảnh quan thiên nhiên nơi đây yên bình, sạch đẹp, đồng lúa xanh mướt bao quanh làng. Đặc biệt là những đường hoa, hàng cau thẳng tắp… tạo nên bức tranh làng quê thanh bình hiếm nơi nào có được”, nữ du khách nói.

Xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành có hơn 128 ha cây ăn quả, hội đủ điều kiện để phát triển vùng chuyên canh cây ăn quả với định hướng phát triển du lịch cộng đồng, giúp người dân địa phương thoát nghèo bền vững.

miet vuon nam bo doc dao giua dong que mien trung - 10

miet vuon nam bo doc dao giua dong que mien trung - 11

Ngoài ra, huyện Nghĩa Hành hỗ trợ người dân địa phương trồng dâu, nuôi tằm vừa tạo việc làm cho người dân vừa phục vụ du khách tham quan làng nghề truyền thống. Người dân Bình Thành chất phác, thân thiện, cần mẫn gói bánh chưng, bánh ít, bánh su sê, bánh bó… tạo nên văn hóa ẩm thực đặc trưng ở miền quê nơi đây.

miet vuon nam bo doc dao giua dong que mien trung - 12

Tròn 12 năm gắn bó với nghề làm bánh ít lá gai, bà Lê Thị Môn ở làng Bình Thành, xã Hành Nhân mỗi ngày làm từ 500 đến 1.000 bánh. “Từ khi địa phương phát triển loại hình du lịch cộng đồng, việc làm bánh không chỉ giúp gia đình tôi nâng cao thu nhập mà còn mang đến trải nghiệm làm bánh truyền thống thú vị cho du khách”, bà Môn chia sẻ.

Năm 2022, Sở Văn hóa phối hợp với huyện Nghĩa Hành triển khai Dự án xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm gắn với cộng đồng tại thôn Bình Thành, xã Hành Nhân. Đây là cơ hội lớn để Bình Thành xây dựng điểm du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới, gìn giữ và phát huy bản sắc miệt vườn truyền thống của địa phương.

miet vuon nam bo doc dao giua dong que mien trung - 13

miet vuon nam bo doc dao giua dong que mien trung - 14

Bên cạnh các sản phẩm cây trái, đến nay người dân Bình Thành còn lưu giữ làng nghề trồng dâu, nuôi tằm duy trì suốt hơn 100 năm qua. Đây sẽ là dịch vụ trải nghiệm đầy thú vị để phục vụ du khách, là sản phẩm du lịch hấp dẫn đối với học sinh, du khách mỗi khi đặt chân đến đây. Theo lãnh đạo Phòng Văn hóa, thông tin huyện Nghĩa Hành, địa phương đang chú trọng phát triển 4 sản phẩm: Trái cây, nghề nuôi dâu tằm, làm bánh truyền thống và du lịch tâm linh.

Riêng lĩnh vực du lịch tâm linh thì địa phương này có cây đa sộp hơn 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam và di tích lịch sử văn hóa Đình Lâm Sơn đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Ngôi đình ví như “hồn làng” lưu giữ giá trị văn hóa gắn liền với công cuộc khẩn hoang của người Việt trên vùng đất phương Nam. Ngôi đình được tạo lập vào khoảng thời Gia Long (1802-1820).   

miet vuon nam bo doc dao giua dong que mien trung - 15

miet vuon nam bo doc dao giua dong que mien trung - 16

miet vuon nam bo doc dao giua dong que mien trung - 17

Đình Lâm Sơn có phụng lĩnh 7 đạo thần sắc của các triều vua phong tặng. Tòa đại đình có mặt chính diện gồm hệ thống ba cửa, hai bên là hai cửa sổ, trên đỉnh của mặt chính diện được trang trí rất đẹp, các mô típ trang trí theo kỹ thuật đắp nổi, chủ đề trang trí gồm: Hoành phi ở giữa có hai chữ “Lâm Sơn”, hai bên có lưỡng long, ở hai đầu góc có đôi nghê quay đầu vào nhau rất đối xứng.

miet vuon nam bo doc dao giua dong que mien trung - 18

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, cho biết về lâu dài, việc phát triển du lịch cộng đồng của Quảng Ngãi sẽ kết hợp song song với các chương trình phát triển nông thôn mới, chương trình phát triển dân tộc thiểu số, sản phẩm đặc trưng địa phương, thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Minh Thu

CLIP HOT