Hành trình ký ức: Khám phá 3 điểm đến mang danh Biệt động Sài Gòn
Ăn sáng ở "tổng hành dinh", thưởng thức cà phê vợt đặc trưng Sài Gòn và tìm hiểu căn hầm bí mật chứa vũ khí... là những nét lôi cuốn du khách đến với tour Biệt động Sài Gòn trong dịp lễ 30/4.
TP.HCM được du khách biết đến là một thành phố năng động, trẻ trung và hiện đại. Những công trình mang hơi thở thời đại như Landmark 81, Bitexco… vẫn không ngừng phát triển, nhưng trong bức tranh sống động của thành phố vẫn còn hiển hiện những điểm đến lưu dấu những năm tháng hào hùng của đất nước.
Ăn sáng ở “tổng hành dinh”
Phở vốn là món ngon được nhiều người yêu thích, mỗi vùng miền đều có đặc điểm riêng thú vị. Nếu có dịp đến với TP.HCM, du khách hãy ghé đến Phở Bình, nằm ở gần góc đường Lý Chính Thắng – Hai Bà Trưng để thưởng thức phở trong một không gian vô cùng đặc biệt.
Nếu có dịp, hãy ghé quán Phở Bình ở góc đường Lý Chính Thắng - Hai Bà Trưng (Quận 3) để thưởng thức món phở thơm ngon trong một không gian đặc biệt.
Phở Bình trước kia được xem là tổng hành dinh của đơn vị F100 thuộc Biệt động Sài Gòn, nơi phát lệnh cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968.
Tấm bảng hiệu đậm nét Biệt động Sài Gòn của quán.
Nơi đây vừa là Trạm giao liên vừa là Sở chỉ huy tiền phương – Phân khu 6 (Ðặc khu Sài Gòn – Gia Ðịnh). Vào những năm cuối thập kỷ 50, ông Ngô Toại (tức Ngô Duy Ái) đã mang công thức làm phở từ miền Bắc vào Nam để giới thiệu món ăn ngon đến thực khách.
Địa chỉ: 07 Lý Chính Thắng, Phường 8, Quận 3, TP.HCM |
Thưởng thức cà phê vợt tại nơi lưu giữ ký ức Biệt động
Cà phê Đỗ Phủ – Cơm tấm Đại Hàn nằm “cận kề sự nguy hiểm” khi đối diện là Cư xá Sĩ quan Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) và sát vách với nhà của Ngô Quang Trưởng – Trung tướng chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ.
Một góc quán cà phê Đỗ Phủ.
Nơi đây từng là trạm giao liên và là địa điểm tổ chức các cuộc họp quan trọng của Biệt động Sài Gòn. Ngôi nhà gần như được giữ nguyên trạng để tái hiện lịch sử.
Du khách vừa có thể uống cà phê vợt (loại cà phê mang “thương hiệu của Sài Gòn”), vừa khám phá hầm bí mật, hầm nổi và hộp thư bí mật của Biệt động 'huyền thoại' trong không gian đầy hoài niệm về Sài Gòn xưa.
Nội thất bên trong đậm chất vintage, gợi nhớ về một thời đã qua.
Du khách đến đây có thể thưởng thức cà phê vợt, kết hợp tham quan những di tích của huyền thoại Biệt động Sài Gòn.
Địa chỉ: 113A Đặng Dung, Phường Tân Định, Quận 1, TP.HCM |
Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Căn nhà chứa hầm vũ khí trong lòng đất
Trong vai nhà thầu tỷ phú Mai Hồng Quế nhận thầu các hạng mục trang trí nội thất trong Dinh Độc Lập, ông Trần Văn Lai được giao nhiệm vụ hoạt động tại nội đô Sài Gòn.
Lúc bấy giờ, ông đã vận chuyển hàng tấn vũ khí vào nội đô, xây dựng trên 20 cơ sở đặc biệt tin cậy và tự tay thiết kế, xây dựng 7 căn hầm tại các nhà khu nội đô dùng để cất giấu vũ khí, nuôi giấu cán bộ hoạt động tại nội thành Sài Gòn, trong đó có căn nhà này.
Hầm chứa vũ khí bí mật ẩn bên dưới tòa nhà.
Hầm có ý nghĩa chiến lược nhằm đảm bảo hỗ trợ vũ khí trong trận tấn công Dinh Độc Lập và một số mục tiêu quan trọng khác.
Ngôi nhà được dựng lên như một cơ sở sản xuất ghế nệm, sofa, ri-đô, rèm cửa… cung cấp cho Dinh Độc Lập nhằm ngụy trang che mắt địch. Đến với ngôi nhà, du khách sẽ vô cùng ngạc nhiên với hầm vũ khí cùng nhiều hiện vật và hình ảnh mang giá trị lịch sử.
Những hiện vật vũ khí được trưng bày trong hầm.
Địa chỉ: 287/72 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3, TP.HCM |
Mộc Châu mùa mận chín, Huế dành cho ai không thích xô bồ, hoặc thiên đường biển đảo ở Khánh Hòa là những gợi ý cho...