Cùng blogger Vinh Gấu khám phá ga xe lửa đẹp nhất Đông Dương

Dù đã tỏ đường đi lối về của Đà Lạt, bỗng một ngày, bạn muốn đóng vai khách du lịch đến thành phố này, cảm giác sẽ ra sao nhỉ? Được xem như “thổ địa” Đà Lạt, lần đầu tiên blogger Vinh Gấu làm “khách” Đà Lạt và có những trải nghiệm thú vị trên chuyến tàu cổ nhất Việt Nam.

Dù đã tỏ đường đi lối về của Đà Lạt, bỗng một ngày, bạn muốn đóng vai khách du lịch đến thành phố này, cảm giác sẽ ra sao nhỉ? Được xem như “thổ địa” Đà Lạt, lần đầu tiên blogger Vinh Gấu làm “khách” Đà Lạt và có những trải nghiệm thú vị trên chuyến tàu cổ nhất Việt Nam. 

Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 3km, hướng về công viên Yersin, du khách sẽ được tận mắt mục sở thị nhà ga với lối kiến trúc cổ nhất Việt Nam. Ga Đà Lạt được xây dựng từ năm 1932 đến năm 1938, do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế. Nằm trong tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt dài 84km, đây là ga xe lửa độc đáo nhất Đông Dương.

Thời điểm bấy giờ, nhà ga Đà Lạt là ga duy nhất có đầu máy hơi nước và 16km đường sắt răng cưa, ga cao nhất Việt Nam ở độ cao 1500m so với mặt biển, độ dốc trung bình 12%. Năm 1972, đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm ngừng hoạt động. Về sau, các đầu máy chạy tuyến đường sắt răng cưa này được bán cho một doanh nghiệp ở Thuỵ Sĩ. Ngày nay, nhà ga còn duy trì 1 chuyến tàu chạy với quãng đường khoảng 7km đến Ga Trại Mát để du khách có thể tham quan và trải nghiệm.

cung blogger vinh gau kham pha ga xe lua dep nhat dong duong - 1

Mặt trước của Ga Đà Lạt.

Nhà ga cổ Đà Lạt có chiều dài 66,5m, chiều ngang là 11,4m và chiều cao 1m. Mặt trước nhà ga có một chiếc đồng hồ ghi lại thời gian mà bác sĩ Yersin phát hiện ra thành phố Đà Lạt. Với lối thiết kế duyên dáng, ngoài kiến trúc trên mái có hình vòm uốn cong như nhiều nhà ga khác của Pháp, ga Đà Lạt còn mang đậm dấu ấn bản địa với ba mái hình chóp tượng trưng 3 đỉnh núi Lang Biang. Đặc biệt, đây là một công trình với sự kết hợp hài hoà, tinh tế giữa phương tây và kiến trúc nhà rông Tây Nguyên. Năm 2001, ga Đà Lạt được công nhận là di tích lịch sử – kiến trúc Quốc gia.

cung blogger vinh gau kham pha ga xe lua dep nhat dong duong - 2

Ba mái hình chóp tượng trưng cho núi Lang Biang nổi tiếng của Đà Lạt.

Ga Đà Lạt là điểm đến được nhiều bạn trẻ yêu thích và trở thành “background” chụp ảnh siêu đẹp tại xứ sở ngàn hoa. Vào bên trong ga, du khách sẽ thấy dòng chữ với phông rất cũ ghi là “Cáo Thị Giờ Tàu”, nơi bạn có thể xem lịch tàu đi và về, giá vé cho từng loại vé Vip 1 hay Vip 2 và mua vé tàu. Du khách cũng lưu ý, khi mua vé tàu khứ hồi, bạn không được chọn giờ của chuyến về mà đi chuyến nào, về chuyến đó. Khoảng thời gian ở giữa chỉ khoảng 30 phút thôi.

Tại ga bày bán rất nhiều món đồ thủ công, có các hoạ sĩ vẽ chân dung lên gỗ, có chiếc đầu tàu hơi nước cổ, có đoạn đường sắt răng cưa độc đáo hồi xưa, có nhiều trai xinh gái đẹp đang tranh thủ tàu chưa về để ra đường ray tạo dáng và chụp hình.

cung blogger vinh gau kham pha ga xe lua dep nhat dong duong - 3

Phía sau nhà ga là nơi khách du lịch có thể chụp hình với đầu ga xe lửa hơi nước, toa tàu cổ, đường ray xe lửa khi tàu chưa về hoặc đang ngừng chạy… Trong hình là một đoàn tàu vừa chở khách từ Ga Trại Mát về Ga Đà Lạt.

cung blogger vinh gau kham pha ga xe lua dep nhat dong duong - 4

Nơi đây vẫn còn lưu giữ đầu tàu lửa hơi nước cũ chạy trên đường ray có bánh răng. Tiếc là hiện nay tàu không còn hoạt động nữa.

cung blogger vinh gau kham pha ga xe lua dep nhat dong duong - 5

Gần tới giờ khởi hành, bạn đưa vé cho anh nhân viên soát vé và lên tàu. Vé hạng VIP 1 sẽ ngồi ở khu 4 chỗ 1 bàn, còn vé hạng VIP 2 thì ngồi ở khoang không có bàn, chỉ có ghế và ngồi sát nhau, trên vé đã ghi sẵn số ghế.

cung blogger vinh gau kham pha ga xe lua dep nhat dong duong - 6

Đây là đầu tàu, luôn có 2 người để điều khiển con tàu. Thời gian di chuyển từ ga Đà Lạt đến ga Trại Mát khoảng 30 phút.

cung blogger vinh gau kham pha ga xe lua dep nhat dong duong - 7

Toa tàu VIP 1, có bàn, có ghế dựa lưng…

cung blogger vinh gau kham pha ga xe lua dep nhat dong duong - 8

… còn đây là không gian toa tàu VIP 2. Hai bên là hai dãy ghế được đánh số rõ ràng.

Đoạn đường ngắn nhưng tàu di chuyển khá chậm, đủ để du khách có những trải nghiệm tuyệt vời. Ngắm nhìn cảnh sinh hoạt của người dân hai bên đường, cảnh quan Đà Lạt qua một dáng vẻ khác từ những ô cửa sổ. Cảm giác êm ái và thoải mái trên chuyến tàu cổ điển mang đến sự thư giãn, sống chậm cho du khách.

cung blogger vinh gau kham pha ga xe lua dep nhat dong duong - 9

Du khách thoải mái ngồi ngắm cảnh quan Đà Lạt bên ô cửa

cung blogger vinh gau kham pha ga xe lua dep nhat dong duong - 10

Khung cảnh dần nhỏ lại từ phía sau toa tàu

cung blogger vinh gau kham pha ga xe lua dep nhat dong duong - 11

Sau khoảng 30 phút thì tới Ga Trại Mát. Và bạn có thêm 30 phút để khám phá chùa Linh Phước nếu đã mua vé khứ hồi, chiêm ngưỡng tượng phật Quan Thế Âm bồ tát được tạo từ hơn 600.000 bông hoa bất tử.

cung blogger vinh gau kham pha ga xe lua dep nhat dong duong - 12

Chùa Linh Phước là một trong số ít công trình kiến trúc khảm sành đặc trưng của Đà Lạt. Nhiều chi tiết được khảm bằng những vỏ chai, tô, chén, dĩa,... nên còn được gọi là chùa Ve Chai.

cung blogger vinh gau kham pha ga xe lua dep nhat dong duong - 13

Bên trong còn có bức tượng Phật Quan Thế Âm cao 17m được bọc thiếp vàng từ bên ngoài và xung quanh có hơn 300 tượng Quán Thế Âm nhỏ khác nữa.

cung blogger vinh gau kham pha ga xe lua dep nhat dong duong - 14

Bên dưới toà tháp chuông ở trong Chùa Linh Phước.

“Khi đến ga Trại Mát, bạn có khoảng 30 phút để tham quan những điểm gần đây. Nếu nhanh chân thì vừa kịp đến thăm chùa Linh Phước, hay còn gọi là chùa Ve Chai, nơi có tượng phật Quan Thế Âm bồ tát được kết bằng 600.000 bông hoa bất tử, tượng Quan Thế Âm cao 17m bên ngoài được thếp vàng và xung quanh có hơn 300 tượng phật khác nữa.

Tiếc là phải quay lại ga Trại Mát để kịp chuyến tàu về nên không có nhiều thời gian để khám phá ngôi chùa linh thiêng này. Nhưng dù sao cũng là một trải nghiệm rất tuyệt, ai lên Đà Lạt mà chưa đi xe lửa này thì hãy thử nhé”, blogger Vinh Gấu chia sẻ.

Giá vé tham quan nhà ga xe lửa Đà Lạt

- Vé vào cổng: 10.000 đồng

- Vé tàu khứ hồi: Vip 1 – 150.000 đồng, Vip 2 – 135.000 đồng

- Vé tàu 1 chiều: Vip 1 - 100.000 đồng, Vip 2 – 90.000 đồng

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Minh Vy - Ảnh: Travel blogger Vinh Gấu

CLIP HOT