Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành đô thị du lịch bền vững, sống động
Bất kể những ảnh hưởng nặng nề của COVID-19, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang được đánh giá, xếp hạng cao trên bản đồ du lịch của khu vực và trên thế giới.
Cùng với nhiều ngành nghề trong cả nước, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực phục hồi để từng bước khôi phục kinh tế hậu COVID-19 thông qua hàng loạt chiến dịch, chương trình, hoạt động kích cầu đang được tích cực triển khai.
Xét trong bức tranh tổng thể của ngành du lịch Việt Nam, tính từ năm 2015 đến nay, ngoại trừ 6 tháng đầu năm 2020, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu cả nước và là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, mỗi năm đón hàng triệu du khách quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng, chiếm gần 50% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 15%, khách du lịch nội địa của thành phố chiếm khoảng 1/3 lượng khách du lịch nội địa của cả nước, với tổng thu du lịch khoảng 1/4 tổng thu du lịch của cả nước. Tỷ lệ đóng góp vào GRDP của thành phố đạt từ 8 đến 11%, trong đó mức độ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GRDP thành phố vào khoảng 6,7%.
[caption id="attachment_29553" align="aligncenter" width="696"] Ngành du lịch TP.HCM đang nỗ lực phục hồi sau dịch COVID-19.[/caption]Kết quả của các giải pháp đồng bộ
Có thể thấy, sự tăng trưởng của ngành du lịch Thành phố là kết quả của nhiều giải pháp đồng bộ đã được triển khai thực hiện trong suốt những năm qua. Bên cạnh việc đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách và không ngừng củng cố, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, du lịch Thành phố đã tập trung đẩy mạnh có hiệu quả 4 giải pháp lớn:
Nâng chất lượng điểm đến và xây dựng sản phẩm mới, tập trung vào các sản phẩm mang tính trải nghiệm cho du khách
[caption id="attachment_29554" align="aligncenter" width="696"] Du khách tham quan tour du lịch khám phá Đảo Thiềng Liềng (Cần Giờ).[/caption]Bên cạnh các điểm đến là di tích văn hóa – lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của thành phố, du lịch Thành phố đã tập trung phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch gắn với nông nghiệp tại quận 9, 12, huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi. Nhiều sản phẩm mới mang tính trải nghiệm đã được khai thác như chương trình trải nghiệm khu nông nghiệp công nghệ cao, chương trình lớp dạy nấu ăn cho du khách, trải nghiệm đảo Thạnh An-Cần Giờ… Các tuyến buýt sông, các tuyến du lịch đường thủy, bên cạnh vai trò giảm thiểu áp lực cho giao thông đường bộ trên địa bàn, còn được xem là giải pháp mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách khi đến với thành phố.
City tour bằng xe buýt 2 tầng “Hop-on Hop-off” cũng là một trong những sản phẩm mới được mong đợi mang lại những góc nhìn mới lạ về Thành phố Hồ Chí Minh. Tour trải nghiệm “Theo dấu chân biệt động Sài Gòn” được triển khai vào tháng 4/2020 được đánh giá là một trong những sản phẩm độc đáo riêng có của thành phố có sức thu hút trong thời gian tới bởi những câu chuyện lịch sử ý nghĩa và những giá trị cảm xúc mà chương trình mang lại cho du khách.
[caption id="attachment_29555" align="alignnone" width="696"] City tour bằng xe buýt 2 tầng “Hop-on Hop-off” cũng là một trong những sản phẩm mới được mong đợi.[/caption]Sự kiện du lịch được tổ chức định kỳ, quy mô và ngày càng chuyên nghiệp
[caption id="attachment_29556" align="aligncenter" width="696"] Lễ hội Áo dài TP.HCM là một sự kiện du lịch thường niên của thành phố được du khách đánh giá cao.[/caption]Lễ hội Áo dài tổ chức định kỳ vào tháng 3 hàng năm với sự tham gia của đông đảo nhà thiết kế và nhiều hoạt động được triển khai khắp thành phố là một trong những lễ hội văn hóa – du lịch lớn nhất cả nước được du khách đánh giá cao, trở thành “chỉ dấu” cho du lịch Thành phố Hồ Chí Minh qua 7 kỳ tổ chức. Giải Marathon quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh Techcombank được tổ chức định kỳ vào tháng 12 hàng năm với sự tham gia của hàng chục ngàn vận động viên trong và ngoài nước trên các cung đường đẹp nhất cũng như các điểm đến đặc sắc của Sài Gòn… bắt đầu trở thành điểm hẹn quen thuộc đối với khách quốc tế. Liên hoan món ngon các nước, Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Lễ hội trái cây Nam Bộ cũng được đánh giá là những sự kiện đáng mong chờ hàng năm đối với hàng trăm ngàn du khách.
[caption id="attachment_29558" align="aligncenter" width="696"] Du khách tham quan Lễ hội Trái cây Nam Bộ.[/caption]Truyền thông đa phương tiện với nội dung đa dạng, kịp thời, cụ thể, gắn với ứng dụng công nghệ
Việc xây dựng và vận hành đồng bộ, cập nhật thông tin kịp thời trên các kênh quảng bá trực tuyến (online) bao gồm Cổng thông tin điện tử Sở Du lịch, website quảng bá du lịch (www.visithcmc.vn) song ngữ Việt – Anh tích hợp bản đồ 3D và trên các mạng xã hội Facebook, Instagram, Youtube đã mang lại hiệu quả quảng bá hình ảnh và thông tin về du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến du khách trong và ngoài nước. Nhằm tạo sự thuận tiện và cái nhìn tổng thể về điểm tham quan cho du khách, App du lịch Vibrant Ho Chi Minh City và các ứng dụng mã QR code cho các sự kiện lễ hội, QR Code tại 25 điểm tham quan đã được triển khai tại khu vực Quận 1, 3 và 5, và được du khách đánh giá cao nhờ hình ảnh sinh động, thú vị. Các chiến dịch truyền thông thương hiệu điểm đến như tuần lễ “Tôi yêu bánh mì Sài Gòn” với bài hát trẻ trung về bánh mì và sự hưởng ứng tích cực của nhiều thương hiệu, tiệm bánh mì lâu đời đã củng cố những nét đặc trưng vốn có, đồng thời góp phần làm mới thêm hình ảnh của thành phố.
[embed]https://youtu.be/BIwJzYjEGV4[/embed]Liên kết vùng để tạo ra sản phẩm mới và gia tăng lợi thế cạnh tranh trong khu vực
Với lợi thế là trung tâm kinh tế – văn hóa – thương mại và giao thông của khu vực phía Nam, các chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng kinh tế của các nước không chỉ thúc đẩy sự phát triển chung mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho du lịch Việt Nam so với các vùng, các quốc gia trong khu vực.
Hướng tới mục tiêu xây dựng đô thị du lịch sống động theo hướng du lịch thông minh và an toàn
Dự kiến vào quý III năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ công bố Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tầm nhìn đến năm 2030 để làm nền tảng cho các hoạt động phát triển của ngành được triển khai đồng bộ, đúng hướng và cũng là cơ hội để ngành du lịch phát triển bền vững.
Cùng với đề án xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành đô thị thông minh, ngành du lịch Thành phố hướng tới xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị du lịch sống động theo hướng du lịch thông minh và an toàn với các nhóm giải pháp chính cần đẩy mạnh bao gồm: ứng dụng công nghệ trong du lịch gắn với đề án xây dựng đô thị thông minh của thành phố; định vị thương hiệu và xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch thành phố; xây dựng sản phẩm du lịch theo hướng du lịch xanh và phát huy các nét đặc trưng về văn hóa – lịch sử và sự phát triển đa dạng, sôi động của một thành phố trẻ.
Bài: Gia Khang | Ảnh: Hữu Long, Kim Chi, S.H.T