Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu phát triển 5 làng nghề gắn với du lịch vào năm 2030

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế sẽ khôi phục, bảo tồn được ít nhất 4 nghề truyền thống và 3 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; Phát triển 5 làng nghề gắn với du lịch...

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch về bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030.

Kế hoạch với mục tiêu chung là bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề địa phương, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững.

Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu phát triển 5 làng nghề gắn với du lịch vào năm 2030 - 1

Sản phẩm của HTX Mây tre đan Bao La.

Bên cạnh đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 sẽ khôi phục, bảo tồn được ít nhất 1 nghề truyền thống và 1 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền. Đồng thời, công nhận mới ít nhất 5 nghề truyền thống, 1 làng nghề và 1 làng nghề truyền thống; phát triển 3 làng nghề gắn với du lịch.

Không chỉ vậy, mục tiêu cụ thể còn đề ra sẽ có trên 70% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả; 80% người lao động trong làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản. 

Có ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm được phân hạng theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Có ít nhất 30% số làng nghề có sản phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân các làng nghề đạt khoảng 10%/năm. Thu nhập bình quân của lao động tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020. 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.

Mục tiêu đến năm 2030 sẽ khôi phục, bảo tồn được ít nhất 4 nghề truyền thống và 3 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền. Công nhận mới ít nhất 6 nghề truyền thống, 1 làng nghề và 3 làng nghề truyền thống; phát triển 5 làng nghề gắn với du lịch. Trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả. 100% người lao động trong làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản. Có ít nhất 50% số làng nghề có sản phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân các làng nghề đạt khoảng 10%/năm. 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.

Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu phát triển 5 làng nghề gắn với du lịch vào năm 2030 - 2

Du khách tham quan HTX Mây tre đan Bao La.

Để các mục tiêu được hoàn thành, kế hoạch này còn đề ra 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để triển khai thực hiện, trong đó có nhiệm vụ, giải pháp phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới.

Cụ thể, phục hồi, tôn tạo các di tích liên quan đến giá trị văn hóa nghề, làng nghề truyền thống (không gian làm nghề, cảnh quan làng nghề…); phát triển hạ tầng làng nghề gắn với du lịch (đường giao thông, công trình phụ trợ…); tổ chức các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của nghề và làng nghề truyền thống gắn với nét độc đáo, bản sắc văn hóa riêng của từng làng nghề.

Bên cạnh đó, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn, hỗ trợ cho chủ thể sản xuất tại cơ sở nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tập trung quảng bá về các làng nghề, sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP làng nghề tại trung tâm trưng bày và mua bán các sản phẩm tại làng nghề để phục vụ khách du lịch.

Đồng thời, tổ chức liên kết chuỗi giá trị phát triển làng nghề gắn với du lịch, trên cơ sở các công trình văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, các điểm du lịch, các tuyến du lịch, chương trình du lịch nông nghiệp, nông thôn (du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch nông nghiệp...) để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của làng nghề, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hải Vân

CLIP HOT