Lắp đặt gần 500 thùng phân loại chất thải rắn tại các điểm công cộng ở Huế

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Việc đã và đang lắp đặt thùng phân loại chất thải rắn tại các điểm công cộng ở Huế sẽ kỳ vọng đưa thành phố này trở thành Đô thị Giảm nhựa tại Việt Nam đến năm 2024.

Hiện nay, đã có 468 thùng phân loại chất thải rắn được lắp đặt tại 156 điểm công cộng tại 23 phường xã trên địa bàn TP Huế.

Vị trí và số lượng các điểm lắp đặt sẽ được tiếp tục triển khai và hoàn thành trong năm 2023 cho toàn địa bàn thành phố Huế với kỳ vọng đưa Huế trở thành Đô thị Giảm nhựa tại Việt Nam đến năm 2024. 

Lắp đặt gần 500 thùng phân loại chất thải rắn tại các điểm công cộng ở Huế - 1

Theo tìm hiểu, với dân số hơn 1,1 triệu người và lượng rác thải mỗi ngày không dưới 500 tấn rác sinh hoạt, vấn đề phân loại chất thải rắn luôn là yêu cầu cấp bách được chính quyền và người dân TP Huế quan tâm.

Dự án "Huế - Đô thị Giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam" do Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) khởi động vào năm 2021 với mong muốn giảm 30% lượng rác thải nhựa thất thoát ra môi trường tự nhiên vào năm 2024.

Trên cơ sở đó, dự án đã đồng hành với UBND TP Huế triển khai chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn nhằm giảm thiểu lượng rác thải phát sinh, tăng tỷ lệ tái chế, tiết kiệm tài nguyên và góp phần làm cho Huế xanh, sạch, sáng hơn. 

Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt được các hộ gia đình phân loại thành 3 nhóm chính gồm nhóm chất thải nguy hại; nhóm chất thải tái chế, tái sử dụng (rác thủy tinh và các loại rác tái chế còn lại) và nhóm chất thải còn lại.

Đối với nhóm chất thải nguy hại và nhóm chất thải tái chế, tái sử dụng, các hộ gia đình mang đến các điểm lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại ở 156 vị trí lắp đặt trên địa bàn và bỏ vào các thùng theo quy định. Cụ thể, thùng màu cam là thùng chứa chất thải nguy hại, thùng màu xám là thùng chứa rác thuỷ tinh và thùng màu trắng là thùng chứa rác tái chế, tái sử dụng.

Lắp đặt gần 500 thùng phân loại chất thải rắn tại các điểm công cộng ở Huế - 2

Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại thành 3 nhóm chính

Rác nguy hại được Công ty CP Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO) thu gom và vận chuyển bằng xe chuyên dụng theo tần suất tối thiểu 6 tháng/lần và đột xuất theo khối lượng thực tế. Đối với rác tái chế thủy tinh và rác tái chế, tái sử dụng được HEPCO thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý theo tần suất tối thiểu 1 tuần/lần. Còn nhóm chất thải còn lại (gồm chất thải rắn hữu cơ và các loại khác) vẫn được thu gom theo thường lệ. 

Để chương trình đi vào thực tiễn, dự án "Huế - Đô thị Giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam" đã phối hợp với UBND TP Huế tổ chức lớp tập huấn cho các cán bộ nòng cốt tại các phường, xã hướng dẫn cách thức phân loại rác tại nguồn (PLRTN) và truyền thông về PLRTN và giảm thiểu rác thải nhựa. Ngoài ra, dự án đã và đang triển khai các hoạt động truyền thông về phân loại rác cũng như giảm thiểu rác thải nhựa đến người dân thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Lắp đặt gần 500 thùng phân loại chất thải rắn tại các điểm công cộng ở Huế - 3

Lắp đặt các thùng phân loại chất thải rắn tại các điểm công cộng ở Huế

Theo HEPCO, hiện nay đơn vị đang đồng hành với TP. Huế triển khai chuẩn bị tốt các cơ sở hạ tầng, như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải, phân loại rác phù hợp với từng đơn vị, địa phương. Xây dựng kế hoạch phân chia thời gian, tần suất thu gom từng nhóm chất thải hợp lý; bố trí phương tiện thu gom, vận chuyển đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường. 

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Dự án “Huế - Đô thị Giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” được xây dựng với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua WWF-Việt Nam) và tiếp nhận bởi UBND TP Huế nhằm mục tiêu hỗ trợ TP Huế bảo vệ các dòng sông và hệ sinh thái các vùng đất ngập nước, ven biển không bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa, thông qua một loạt các biện pháp can thiệp với sự tham gia của các bên liên quan bao gồm các khối công tư, các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng địa phương.

Kết quả mong đợi là đến năm 2024, Huế trở thành Đô thị Giảm Nhựa với 70% chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom và xử lý, đồng thời rác tái chế từ bãi chôn lấp được đẩy mạnh thu hồi.

Huyện đảo không rác thải nhựa
Huyện đảo không rác thải nhựa

Để phát triển du lịch bền vững, từ ngày 1/9/2022 tới đây, huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) sẽ thí điểm áp dụng quy định...

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hải Vân

CLIP HOT

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc

Đường hoa Nguyễn Huệ gây ấn tượng mạnh ngay từ cổng chào với đôi linh vật rồng uốn lượn ngoạn mục. Với tên gọi “Lưỡng Long triều liên” (đôi rồng chầu sen), đại cảnh cổng mở gồm hai linh vật Rồng, mỗi linh vật có 5 đoạn thân rồng uốn lượn dọc hai bên đường hoa, với độ dài hơn 100 m và kích thước vòng đầu hơn 2 m.