Du lịch nông thôn: Lợi ích kép và tiềm năng phát triển tại TP.HCM

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Du lịch nông thôn ngày càng được chú trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Với tiềm năng to lớn, du lịch nông thôn mang lại lợi ích kép cho nhiều địa phương, góp phần phát triển kinh tế, gìn giữ bản sắc văn hóa và nâng cao đời sống cho người dân.

Lợi ích kép của du lịch nông thôn

Du lịch nông thôn đang ngày càng được chú trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Với 488 khu điểm du lịch, 80% trong số này nằm ở nông thôn, cùng 40.000 cơ sở homestay, du lịch nông thôn mang lại lợi ích kép cho nhiều địa phương, góp phần hình thành thương hiệu du lịch lễ hội, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và nâng cao chi tiêu cho du khách.

Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới, đến năm 2030, số lượng khách tham quan du lịch nông thôn, sinh thái trên toàn cầu sẽ chiếm 10%, với doanh thu khoảng 30 tỷ USD. Tuy nhiên, tiềm năng lớn của loại hình du lịch này đang bị hạn chế bởi sự thiếu tính liên kết. Việc quy hoạch, xây dựng và quản lý các điểm du lịch nông thôn còn tự phát, thiếu tính đồng bộ, dẫn đến tình trạng sao chép lẫn nhau. Điều này khiến Việt Nam chưa có những sản phẩm du lịch nông thôn có giá trị quảng bá quốc tế.

Du lịch nông thôn: Lợi ích kép và tiềm năng phát triển tại TP.HCM - 1

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan. Ảnh TITC

Ông Lê Minh Hoan - Bộ NN&PTNT cho biết: "Du lịch nông nghiệp là một giá trị tích hợp. Trên một nền tảng, trên một mảnh đất đó, thay vì chúng ta nghĩ chỉ làm nông nghiệp, chỉ là trồng trọt, chỉ là chăn nuôi, tuy nhiên, làm sao để giá trị cao hơn nữa mới là vấn đề quan trọng".

Hiện nay, quy hoạch xây dựng và quản lý các điểm du lịch tại nông thôn còn tự phát, thiếu tính liên kết, dẫn đến tình trạng sao chép lẫn nhau. Do đó, Việt Nam chưa có những sản phẩm du lịch nông thôn có giá trị quảng bá quốc tế.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận định: "Phải dựa trên yếu tố tiềm năng khác biệt, văn hóa cộng đồng, văn hóa của miền quê để chọn ra một hướng đi và xây dựng bộ sản phẩm riêng cho từng vùng thì lúc đấy mới có sức thu hút du khách".

Du lịch nông thôn: Lợi ích kép và tiềm năng phát triển tại TP.HCM - 2

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cần nhận diện những nét nổi trội của văn hóa bản địa để hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng có của mỗi địa phương. Ảnh: TITC

Hiện đã có 58/63 tỉnh thành ban hành Đề án hoặc Kế hoạch triển khai phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Việc phát triển du lịch nông thôn một cách hiệu quả cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, doanh nghiệp du lịch và người dân địa phương.

Phát triển du lịch nông thôn, hứa hẹn những trải nghiệm độc đáo tại TP.HCM

Nhận thức được điều này, TP.HCM đã ban hành Đề án “Nâng cao đời sống kinh tế của nông dân gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp, phát triển nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025”. Mục tiêu của đề án là nâng cao nhận thức về du lịch nông nghiệp, phát triển du lịch nông nghiệp, làng nghề nông thôn, sản phẩm đặc trưng khu vực, quảng bá sản phẩm OCOP, đa dạng hóa quà lưu niệm, góp phần nâng cao đời sống và tăng thu nhập cho người dân.

Du lịch nông thôn: Lợi ích kép và tiềm năng phát triển tại TP.HCM - 3

Khu du lịch Tam nông tại Quận 12. Ảnh HM

Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM, cho biết: "Thành phố sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo, đậm đà bản sắc địa phương".

Nổi bật là các làng nghề truyền thống đã tồn tại và phát triển hơn 100 năm như làng muối xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, làng nghề bánh tráng xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi. Bên cạnh đó, TP.HCM còn có những làng nghề mới hình thành như làng nghề mai vàng xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, làng nghề nuôi chim yến xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ…

Du lịch nông thôn: Lợi ích kép và tiềm năng phát triển tại TP.HCM - 4

Trải nghiệm chăn nuôi tại trại trại ven thành phố. Ảnh HM

Ngoài ra, TP.HCM là nơi tiên phong áp dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp, sở hữu nhiều mô hình hiện đại mà du khách có cơ hội tham quan, thực hành, trải nghiệm quy trình sản xuất nông nghiệp hiện đại, an toàn, đồng thời tìm hiểu về những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp.

TP.HCM đang triển khai Chương trình OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) nhằm phát triển các sản phẩm đặc sản, chất lượng cao và mang tính sáng tạo. Nổi bật là mật dừa nước Cần Giờ, bột rau má Củ Chi, cà phê hương đậu xanh, khoai môn, matcha Hóc Môn…

Du lịch nông thôn: Lợi ích kép và tiềm năng phát triển tại TP.HCM - 5

Du khách có thể trực tiếp tham quan quy trình sản xuất, thưởng thức và mua sắm những sản phẩm OCOP độc đáo, góp phần quảng bá thương hiệu nông sản địa phương.Cơ sở hạ tầng vùng nông thôn TP.HCM được chú trọng đầu tư xây dựng theo chương trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2009 đến nay, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hóa và hỗ trợ phát triển hoạt động du lịch. Hệ thống giao thông được cải thiện, hệ thống điện nước được nâng cấp, góp phần tạo nên môi trường du lịch an toàn, tiện nghi và hấp dẫn.

Với hơn 9 triệu dân và lượng lớn du khách quốc tế đến mỗi năm, TP.HCM có thị trường rộng lớn cho du lịch nông thôn. TP.HCM có nhiều tuyến, tour du lịch hiện có như tour tham quan địa đạo Củ Chi, tour tham quan biển Cần Giờ... Việc kết hợp các tour này với các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái sẽ tạo nên các tuyến, tour du lịch mới, mang đến cho du khách những trải nghiệm đa dạng và ấn tượng.

Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, TP.HCM có đầy đủ điều kiện để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút du khách và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực nông thôn.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hàn Mai

CLIP HOT

77 chiến sĩ nhí trải nghiệm học kỳ công an
77 chiến sĩ nhí trải nghiệm học kỳ công an

Trong 12 ngày tham gia học kỳ công an, các học sinh sẽ được tìm hiểu về lịch sử, truyền thống công an tỉnh Sóc Trăng; huấn luyện quân sự, võ thuật; hướng dẫn kỹ năng giao tiếp trên không gian mạng an toàn và hiệu quả.