Du lịch nông thôn: Cơ hội vàng để quảng bá sản phẩm OCOP

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Chương trình OCOP không chỉ giúp nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp mà còn góp phần bảo tồn văn hóa, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân. Việc kết hợp OCOP với du lịch đã mở ra một hướng đi mới, đầy tiềm năng cho phát triển nông nghiệp và nông thôn của TP.HCM.

TP.HCM đang sở hữu lợi thế lớn trong việc kết hợp các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) với hoạt động du lịch. Theo số liệu từ Sở Du lịch, lượng khách quốc tế đến TP.HCM trong tháng 3/2024 đạt gần 481.000 lượt, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong ba tháng đầu năm 2024, TP.HCM đã đón gần 1,4 triệu lượt khách quốc tế, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 23% kế hoạch năm.

Ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho biết Thành phố đang triển khai Đề án Phát triển du lịch thông minh giai đoạn 2021-2025. Trong đó, TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm du lịch đặc trưng của TP. Thủ Đức và các quận, huyện, phát triển du lịch đường thủy giai đoạn 2023-2024, cũng như xây dựng kế hoạch phát triển du lịch đêm. Với tầm nhìn trở thành điểm đến của các lễ hội, TP.HCM sẽ đẩy mạnh việc đưa các sản phẩm OCOP mang đậm nét văn hóa địa phương vào các sự kiện lễ hội để quảng bá và giới thiệu đến du khách.

Ngoài ra, Sở Du lịch TP.HCM đã giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP như bột rau má uống liền, mật dừa nước, yến sào, xoài cát Cần Giờ đến với du khách trong và ngoài nước thông qua các chương trình liên kết phát triển du lịch giữa TP.HCM và các tỉnh thành trên cả nước.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) TP.HCM, đơn vị chịu trách nhiệm đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP, đánh giá cao việc đưa các sản phẩm OCOP vào lĩnh vực du lịch, cùng với các chương trình xúc tiến thương mại của ngành nông nghiệp và công thương.Du lịch nông thôn: Cơ hội vàng để quảng bá sản phẩm OCOP - 1

Loạt sản phẩm dầu thực vật đang được đề cử OCOP 4 sao tại TP.HCM

Về phía Sở NN&PTNT TP.HCM, đơn vị này đã trình UBND TP.HCM đề xuất công nhận 48 sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao, thuộc bốn huyện: Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ. Các sản phẩm này đã được đánh giá và phân hạng theo quy định nghiêm ngặt của Chương trình OCOP. Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá OCOP TP.HCM đã thực hiện khảo sát thực tế tại các cơ sở sản xuất và thẩm định hồ sơ sản phẩm từ tháng 10 đến tháng 12/2023.

Cụ thể, Cần Giờ có 22 sản phẩm từ tổ yến và chế phẩm từ yến, Nhà Bè có 14 sản phẩm cùng loại, Củ Chi có 3 sản phẩm dầu thực vật, và Bình Chánh có 4 sản phẩm, bao gồm 3 sản phẩm liên quan đến mật ong và 1 sản phẩm rượu đinh lăng. Sau quá trình rà soát, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP.HCM đã đánh giá tất cả 48 sản phẩm đều đáp ứng các tiêu chuẩn OCOP 4 sao, và Sở NN&PTNT đã đề xuất UBND TP.HCM phê duyệt kết quả này.

Chương trình OCOP, triển khai tại TP.HCM từ năm 2019, đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Hiện TP.HCM có 143 sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó 36 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 107 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao. Một số sản phẩm đang trong quá trình đánh giá theo tiêu chuẩn 5 sao của Bộ NN&PTNT.

Du lịch nông thôn: Cơ hội vàng để quảng bá sản phẩm OCOP - 2

Sản phảm tổ yến chưng từ đường ăn kiêng của Yến Sào Khánh Đang đang được xét duyệt sản phẩm OCOP 4 sao.

Việc UBND TP.HCM thẩm định và công nhận sản phẩm OCOP 4 sao sẽ nâng cao giá trị của các sản phẩm địa phương, đồng thời tạo động lực cho các địa phương khác nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp của TP.HCM.

Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp và du lịch nông thôn, việc công nhận và phát triển sản phẩm OCOP không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần thúc đẩy du lịch và phát triển bền vững tại các vùng quê của TP.HCM. Những sản phẩm OCOP không chỉ đại diện cho sự phong phú, đa dạng của nông thôn mà còn tạo nên những điểm nhấn văn hóa, thu hút du khách và tạo ra những trải nghiệm độc đáo.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hàn Mai

CLIP HOT