Con đường đá trên biển kỳ lạ nhất Vũng Tàu

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Vào những thời điểm nhất định, con đường hiện ra. Du khách phải biết quy luật của nó, nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng khi con đường chìm sâu dưới biển.

Con đường đá trên biển kỳ lạ nhất Vũng Tàu - 1

Cổng vào miếu Hòn Bà. Miếu Bà thờ Thủy Long Thần Nữ. Trong thế giới tâm linh của người đi biển, đây là vị thần đặc biệt linh thiêng, giữ cho mưa thuận gió hòa, phù hộ người đi biển tránh rủi ro, hung hạn, thuyền về đầy ắp cá tôm.

Miếu Hòn Bà được xếp vào danh sách ngôi miếu có vị trí đặc biệt nhất Việt Nam. Đặc biệt bởi miếu nằm lưng chừng ngay giữa một hòn đảo nhỏ và lịch sử khám phá, tên gọi và cả những câu chuyện xoay quanh việc xây dựng và thờ cúng.

Con đường đá trên biển kỳ lạ nhất Vũng Tàu - 2

Theo thời gian, người dân Vũng Tàu đã nhiều lần tu bổ Miếu Bà ngày càng vững chắc, khang trang hơn. Phần chính của ngôi miếu cao khoảng 4m, bên trong có điện thờ các vị thần linh, dưới có tầng hầm dài 6m, rộng 3m làm nơi ăn ở cho người coi miếu. 

Hòn Bà là một hòn đảo đá duy nhất, quanh năm rì rầm sóng vỗ nằm ở gần mũi Nghinh Phong, Bãi Sau của TP. Vũng Tàu. Trên đảo bao phủ màu xanh của một số cây dừa, cau, dương và sứ... Hàng năm nơi đây tổ chức 4 lần lễ hội vào rằm tháng Giêng, tháng 4, tháng 7, tháng 10 (âm lịch). Từ lúc 5 giờ đến 9 giờ sáng là buổi nước ròng, khi thủy triều rút cạn, con đường chìm sâu dưới biển hiện ra, hàng ngàn người dân địa phương hành hương ra đảo dự lễ hội.

Con đường đá trên biển kỳ lạ nhất Vũng Tàu - 3

Khi thủy triều rút xuống thấp nhất, con đường đá kỳ lạ nhất Vũng Tàu hiện ra. Trong những ngày lễ hội, người dân Vũng Tàu, khách du lịch và ngư dân từ nhiều nơi nườm nượp lội bộ theo con đường đá dưới đáy biển vừa phát lộ khi thủy triều rút xuống để ra đảo tham dự lễ hội. 

Vào cuối thế kỷ XVIII (1781), trên đảo tạo lập ngôi miếu nhỏ thờ Thủy Long Thần Nữ – người giữ vai trò điều hòa khí hậu sao cho mưa thuận gió hòa để ngư dân yên ổn làm ăn, ra khơi đánh cá được thuận lợi và nhiều may mắn. Bởi vậy, miếu có tên là miếu Bà, hay còn gọi là Hòn Bà. Bà ở đây ý chỉ vị Thủy Long Thần Nữ. Trải qua hơn 200 năm, dân làng Thắng Tam đã nhiều lần đóng góp kinh phí, sửa chữa trùng tu tôn tạo trở thành nơi thờ phụng khang trang.

Để đến được Hòn Bà, du khách có thể di chuyển bằng thuyền hoặc chờ nước rút đi bộ theo con đường đá để ra đảo. Tuy nhiên, điều lưu ý là không phải lúc nào du khách cũng có thể đi bộ ra đảo mà phải theo dõi lịch nước rút trong ngày.

Con đường đá trên biển kỳ lạ nhất Vũng Tàu - 4

Con đường có rất nhiều đá, du khách đi nên cẩn thận để đảm bảo an toàn

Du khách muốn ra Hòn Bà nên đi vào các dịp lễ hội hoặc canh lịch nước rút để đi bộ theo con đường đá trên biển, vừa là trải nghiệm lý thú, vừa có những bức ảnh đẹp về thắng cảnh đẹp giữa biển và hiện tượng thiên nhiên kỳ thú có một không hai về “con đường đá phát lộ trên biển” này.

Khi con đường bằng đá lộ ra, du khách đi trên đường sẽ có cảm giác như đang xẻ dọc biển khơi và thật thích thú khi đi ngay trên mặt nước. 

Tuy nhiên, muốn đi con đường này phải canh thủy triều, nhiều du khách đã phải vội vàng trở về vì sợ thủy triều lên, con đường vào bờ sẽ chìm sâu xuống đáy biển. 

Mới đây, khoảng 12 giờ ngày 15/12, anh B. cùng với anh Trần Thanh Ph. (SN 1979) và anh Nguyễn Thế Q. (SN 1991) cùng trú tại huyện Long Điền, ra khu vực Hòn Bà, phường 2, TP.Vũng Tàu câu cá.

Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, khi thủy triều lên, cả ba đi vào bờ. Đến giữa đường, anh B. bị sóng cuốn trôi. Đến 8 giờ ngày 16/12, người dân phát hiện thi thể anh B. ở khu vực bãi đá mũi Nghinh Phong, phường 2, nên báo cơ quan chức năng.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Như Ngọc. Ảnh: T.H

CLIP HOT

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc

Đường hoa Nguyễn Huệ gây ấn tượng mạnh ngay từ cổng chào với đôi linh vật rồng uốn lượn ngoạn mục. Với tên gọi “Lưỡng Long triều liên” (đôi rồng chầu sen), đại cảnh cổng mở gồm hai linh vật Rồng, mỗi linh vật có 5 đoạn thân rồng uốn lượn dọc hai bên đường hoa, với độ dài hơn 100 m và kích thước vòng đầu hơn 2 m.