Việt Nam rà soát công tác triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư
Việt Nam luôn ủng hộ cách tiếp cận mở, bao trùm, công bằng và toàn diện về di cư cũng như hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Đây là chia sẻ của Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tại Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM) tổ chức tại Đà Nẵng ngày 9/12.
Hội nghị do Bộ Ngoại giao phối hợp Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc thực hiện, với sự tham gia của 80 đại biểu đến từ nhiều ban ngành và IOM.
Theo Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, vào ngày 20/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch triển khai gồm 5 nhiệm vụ trọng tâm và 60 nhiệm vụ cụ thể, dựa trên các nguyên tắc định hướng và tầm nhìn của Thỏa thuận GCM. Mặc dù kế hoạch được triển khai vào thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát, diễn biến phức tạp, kéo dài, nhưng gần 3 năm qua, các Bộ, cơ quan, địa phương đã triển khai thực hiện trên cơ sở Kế hoạch riêng của mình, phát huy vai trò tích cực của di cư quốc tế đối với phát triển kinh tế-xã hội.
Việt Nam luôn ủng hộ cách tiếp cận mở, bao trùm, công bằng và toàn diện về di cư. Ảnh: Đ.L
Ông Nguyễn Minh Vũ chia sẻ, trong dịp tham dự Diễn đàn Rà soát di cư quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Đại hội đồng Liên hợp quốc trong tháng 5/2022, Việt Nam đã khẳng định rõ ràng và nhất quán quan điểm của mình, là luôn ủng hộ cách tiếp cận mở, bao trùm, công bằng và toàn diện về di cư, cũng như hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, đẩy nhanh việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Theo Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), trong thời gian qua, có 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 7 bộ, cơ quan ngang bộ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Thỏa thuận GCM.
Bà Park Mi-Hyung - Trưởng Phái đoàn đại diện IOM, nhấn mạnh sự an toàn và hạnh phúc của người di cư chỉ có thể được bảo đảm một cách đầy đủ, nếu như có sự hợp tác toàn diện, mạnh mẽ và tự nguyện của các bên liên quan.
Bà Park Mi-hyung đánh giá cao cam kết, quyết tâm và nỗ lực của Việt Nam trong triển khai Thỏa thuận GCM thời gian qua, cũng như sự tham gia tích cực tại Hội nghị rà soát Thỏa thuận GCM khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Diễn đàn Rà soát di cư quốc tế lần thứ nhất, đặc biệt trong bối cảnh hậu Covid-19. IOM hy vọng hội nghị sẽ tổng kết những bài học tốt, những cách làm hay, xác định những vấn đề cần củng cố, các lĩnh vực ưu tiên, để nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận trong các năm tiếp theo.
Về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài và người nước ngoài vào Việt Nam, Cục Lãnh sự ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2022, có 23.013 lao động kết thúc thời hạn hợp đồng trở về nước. Báo cáo của 55/63 địa phương trong thời gian này cũng cho biết, có 262 lưu học sinh và 3.144 du học sinh tự túc hiện học tập ở nước ngoài. Đáng chú ý là có115 nạn nhân bị mua bán qua biên giới, tăng 26% so với năm 2021. Trong 11 tháng đầu năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 122.004 người. |
Ngành du lịch Việt Nam có thể nói đã hoàn thành mục tiêu khôi phục du lịch nội địa sau 8 tháng mở cửa, với con số 100...