Số ca nhiễm tại TP.HCM có thể vẫn tăng trong những ngày tới
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, tỷ lệ lây nhiễm thứ phát và tốc độ lây lan của biến thể Delta mạnh mẽ và số ca nhiễm có khả năng vẫn còn tăng trong những ngày tới.
Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM họp giao ban với sự tham dự của Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn.
Cần sử dụng test nhanh hợp lý
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định, diễn biến dịch bệnh vẫn rất khó lường và khả năng tiếp tục tăng. Phạm vi không chỉ trong TP.HCM mà lan rộng ra các tỉnh thành lân cận.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục trong tổ chức lấy mẫu xét nghiệm diện rộng, phân phối và sử dụng test nhanh… Bên cạnh đó, lực lượng thực hiện công tác truy vết và lấy xét nghiệm bị phân tán nên chưa phát huy hiệu quả cao nhất. Tại một số khu cách ly, khu phong tỏa cũng còn một số hạn chế trong phòng, chống dịch bệnh.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM họp giao ban với sự tham dự của Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn.
Trên cơ sở thực tế đó, Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương sử dụng Test nhanh hợp lý để đảm bảo truy vết nhanh, khoanh vùng phong tỏa sớm. Hiện nay, con số sử dụng test nhanh còn rất hạn chế (sử dụng khoảng 128.000 trong tổng số 222.000 test nhanh).
Về công tác xét nghiệm cần tuân thủ giãn cách theo Chỉ thị số 10 của UBND TP, chia ca hợp lý, tránh tụ tập đông người, ảnh hưởng đến phòng chống dịch; cần thiết có thể triển khai lấy mẫu xét nghiệm ngay tại các ngõ dân cư.
Tại các Khu cách ly, khu vực phong tỏa nên có đội ngũ dự bị để sẵn sàng lấy mẫu xét nghiệm khi cần, đảm bảo trả kết quả đúng hẹn.
Những đơn vị truy vết chỉ tập trung vào công tác truy vết để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trong trường hợp dịch lan rộng, lan nhanh trên diện rộng.
Bên cạnh sử dụng hệ thống giám sát cộng đồng bằng xét nghiệm PCR mẫu gộp 10, 15 với sự hỗ trợ của Vin Group, địa phương cũng cần tăng cường lực lượng y tế để đảm bảo test nhanh có hiệu quả và truy vết kịp thời.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng cho biết, sáng nay, 400.000 liều vắc xin đã về tới sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Y tế dự kiến ưu tiên phân bổ số lượng lớn cho TP.HCM. Việc triển khai tiêm vắc xin diện rộng cần có kế hoạch cụ thể, an toàn cho người dân.
Thay đổi để phù hợp trong tình hình mới
Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh đợt dịch lần 4 nguy hiểm, phức tạp và khó dự đoán hơn các lần trước. Có thời điểm, thành phố ghi nhận trên 500 ca/ngày.
Qua phân tích số liệu từ 19/6 đến 30/6 (thời điểm áp dụng Chỉ thị 10), số ca nhiễm phát hiện trong cộng đồng bình quân 65 ca/ngày; số ca nhiễm sàng lọc tại các bệnh viện bình quân 35 ca/ngày.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh đợt dịch lần 4 nguy hiểm, phức tạp và khó dự đoán hơn các lần trước
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhận định điều này cho thấy các biện pháp đang triển khai từng bước phát hiện được ca nhiễm tiềm ẩn trong cộng đồng. Đồng thời cũng phản ánh được sự phức tạp của diễn biến dịch bệnh khi biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh, có khả năng giảm hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Tỷ lệ lây nhiễm thứ phát và tốc độ lây lan của biến thể này mạnh mẽ và số ca nhiễm có khả năng vẫn còn tăng trong những ngày tới.
hủ tịch TP.HCM nhấn mạnh việc tập trung thực hiện 9 nhóm giải pháp trong đợt cao điểm kiểm soát tình hình dịch bệnh từ 29/6 đến 10/7.
Ông cũng đề nghị lãnh đạo các quận, huyện phân nhóm nguy cơ đến từng phường xã, khu phố. Cụ thể là: Nhóm nguy cơ rất cao; Nhóm nguy cơ cao; Nhóm nguy cơ, nhằm tăng cường lực lượng đến các điểm nóng, nhanh chóng kiểm soát, khống chế dịch bệnh.
Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị giãn cách triệt để trong công tác lấy mẫu xét nghiệm, điều phối để người dân đến lấy mẫu trong khung giờ nhất định và sẵn sàng phương án trong tình huống có F0. Các địa phương phải phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế để cân đối số lượng xét nghiệm phù hợp cho từng nơi.
Cơ quan, đơn vị có trường hợp phơi nhiễm trong quá trình làm nhiệm vụ cần rút kinh nghiệm sâu sắc.
Chủ tịch TP.HCM cũng biểu dương huyện Hóc Môn và quận Bình Tân đã chủ động tổ chức trung tâm phân tích dữ liệu và hàng ngày tiếp nhận thông tin từ các phường, xã, thị trấn. Ông đề nghị các địa phương học hỏi.
Ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu quận, huyện đẩy nhanh sử dụng bộ xét nghiệm nhanh. Ông cho biết Sở Y tế đã cung cấp 3 đơn vị cung ứng bộ xét nghiệm nhanh và đảm bảo đáp ứng nhu cầu.
"Trưởng ban chỉ đạo quận, huyện phải quan tâm, không để tồn đọng", ông Phong lưu ý và nhấn mạnh vấn đề nằm ở khâu tổ chức xét nghiệm.
Về các khu cách ly tập trung, ông Phong yêu cầu rà soát lại tất cả khu cách ly. Ông cho biết thành phố sẽ thành lập ban quản lý các khu cách ly tập trung gồm lực lượng của Bộ Tư lệnh, Công an, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, An toàn vệ sinh thực phẩm và chính quyền địa phương.
Sở Y tế được giao thẩm định mô hình vừa cách ly vừa sản xuất trước 5/7. Đối tượng là 22 doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất và 2 doanh nghiệp thuộc khu công nghệ cao.
Hiện, số lượng bệnh nhân Covid-19 tăng nhanh, thành phố đã chuẩn bị phương án 10.000 giường điều trị và sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa.
Trước đó, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, từ ngày 1/7 đến 2/7, thành phố ghi nhận 533 ca nghi mắc Covid-19. Trong đó, 460 trường hợp tại khu cách ly, phong tỏa; 2 trường hợp là dân quân trực khu phong tỏa tại quận 5 và TP Thủ Đức; 42 ca được phát hiện khi đi khám tại 15 bệnh viện và trung tâm y tế; một trường hợp phát hiện khi xét nghiệm tầm soát; 28 trường hợp đang điều tra bổ sung thông tin.
Theo ông Bỉnh, đến nay TP HCM ghi nhận tổng cộng có hơn 530 ca phát hiện tại các bệnh viện, qua khám sàng lọc. Đây là các ca mắc chỉ điểm, từ đó truy vết các ổ dịch ở nhà trọ, cơ sở sản xuất, chợ đầu mối... Mười ngày qua (từ 23/6 đến 3/7), thành phố ghi nhận hơn 3.400 ca bệnh, trung bình 345 ca nhiễm mỗi ngày.
Nền tảng và động lực cho những thành công của TP.HCM trong 45 năm qua là từ những phẩm chất nội tại của con người Thành...