Số ca F0 tăng cao, TP.HCM đề xuất tăng cường các giải pháp phòng dịch

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Số ca nhiễm mới F0 tại TP.HCM trên 1.500 ca mỗi ngày, kéo theo số người bệnh Covid-19 tử vong cũng tăng theo.

Chiều 25/11/2021, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TPHCM tổ chức họp báo định kỳ về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố.

Số ca F0 tăng cao, TP.HCM đề xuất tăng cường các giải pháp phòng dịch - 1

Ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM phát biểu tại buổi Họp báo cung cấp, tuyên truyền về một số thông tin nổi bật trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP chiều ngày 25/11/2021

Phát biểu tại sự kiện, ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban Chỉ đạo, cho biết quan điểm của TP.HCM là bất cứ ai khi phát hiện mình dương tính đều phải nhanh nhất được tiếp cận trạm y tế địa phương, trạm y tế lưu động. Việc tiếp cận nhằm hướng dẫn cho F0 một cách cụ thể về chăm sóc sức khỏe, đồng thời cung cấp thuốc chữa trị. 

Số ca F0 tăng cao, TP.HCM đề xuất tăng cường các giải pháp phòng dịch - 2

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM

Thei bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, Thành phố đã đưa ra nhiều biện pháp nhưng số F0 có chiều hướng tăng nhẹ trong thời gian tới. Liên quan đến số ca tử vong, bà Mai cho biết, qua thống kê thì trường hợp F0 tử vong liên quan đến người trên 65 tuổi, hoặc đối tượng chưa được chích ngừa vacxin phòng Covid-19.

Theo đó, trong thời gian tới, Sở Y tế xây dựng và trình UBND TP.HCM một số các giải pháp mang tính chiến lược, thích ứng an toàn linh hoạt kiểm soát hiệu quả Covid-19 và Sở Y tế trình UB về quy chế phối hợp trong việc quản lý chăm sóc F0 tại nhà và các cơ sở thu dung điều trị F0 trên địa bàn các quận huyện và TP Thủ Đức.

Trong tuần qua Sở Y tế cũng đã ban hành hướng dẫn chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà, hướng dẫn cụ thể trường hợp F0 cũng như cách sử dụng gói thuốc A, B, C trong tình hình mới. Đồng thời, Sở cũng đã phối hợp với UBND quận huyện giám sát các hoạt động tại các trạm y tế, đặc biệt là trạm y tế lưu động.

“Sở Y tế lập 8 group zalo phân theo từng khu vực quận huyện, trong đó có thành viên ban giám đốc Sở Y tế, HCDC, giám đốc trung tâm y tế, trưởng trạm y tế để trao đổi chuyên môn cũng như phối hợp hoạt động hỗ trợ, chăm sóc tốt nhất cho người dân, đặc biệt là các F0 điều trị tại nhà”, bà Mai thông tin thêm.

Bên cạnh đó, Sở Y tế TP.HCM cũng lập 10 tổ đi kiểm tra các hoạt động tại 22 quận huyện và TP Thủ Đức để nắm bắt tình hình đối với nhu cầu của người dân. Túc trực đường dây nóng, củng cố lại đường dây 1022 với sự tham gia của 200 bác sĩ để tư vấn cho các F0 điều trị tại nhà. Đồng thời, tái lập lại hệ thống mạng lưới thầy thuốc đồng hành, những hoạt động này sẽ hỗ trợ tốt nhất cho các F0 trong thời gian tới.

Số ca F0 tăng cao, TP.HCM đề xuất tăng cường các giải pháp phòng dịch - 3

Toàn cảnh buổi họp báo chiều ngày 25/11

Sở Y tế cũng đã có văn bản chấn chỉnh lại những cơ sở y tế không tiếp nhận bệnh nhân, hay không trả lời kịp thời phản ánh của người dân gọi tới. Điều động tăng cường nhân viên y tế đến các bệnh viện dã chiến ba tầng và bổ sung cho các trạm y tế lưu động, cũng như các khu vực có F0 gia tăng như huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Q.12. Phối hợp các Hội y học địa phương để phát các gói thuốc y học cổ truyền cho các F0 cách ly tại nhà.

Số ca F0 tăng cao, TP.HCM đề xuất tăng cường các giải pháp phòng dịch - 4

Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc điều hành Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc điều hành Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP cho hay, sau 3 ngày (22-24/11) triển khai tiêm mũi 2 cho trẻ em 12-17 tuổi, tổng số trẻ được tiêm là hơn 324.717 (trước đó có 670.642 trẻ từ 12-17 tuổi đã được tiêm mũi 1).

Tiến độ tiêm đợt 2 diễn tiến khá tốt. Theo kế hoạch, công tác tiêm chủng diễn ra trong 7 ngày nhưng 3 ngày đã tiêm được 1/2 số lượng trẻ. Trong quá trình tiêm chủng mũi 2 cho trẻ, ngành y tế ghi nhận 284 trường hợp trẻ hoãn tiêm do mắc bệnh cấp tính, hoặc bệnh nền lâu năm, hoặc có tiền sử sốc phản vệ,

"Về việc muốn giảm tỷ lệ tử vong thì phải giảm tỷ lệ nhập viện, thì việc tầm soát F0 ngay từ ban đầu, hay còn gọi là “chiến lược đánh trận từ xa” để hạn chế số F0 phải nhập viện, cũng như hạn chế số ca tử vong", ông Tâm nhận định.

Mục tiêu đặt ra là tất cả F0 đều được y tế, chính quyền địa phương quản lý được. Theo yêu cầu của ngành y tế là phải tiếp cận được với F0 trong vòng 24 giờ đồng hồ, để đánh giá tình hình, có biện pháp hỗ trợ kịp thời, cũng như hướng dẫn, phát gói thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19.

Mặt khác, phải chăm sóc đầy đủ F0 phù hợp với tình trạng của F0, tăng cường gói thuốc C (qua thời gian thí điểm, cho thấy có tác dụng làm giảm triệu chứng, nguy cơ tử vong). Khi quản lý F0 tại nhà, phải đảm bảo thông tin thông suốt, phải làm sao các đường dây nóng của tổ phản ứng nhanh, đường dây nóng của trạm y tế phải hoạt động.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hữu Long

CLIP HOT