Người dân TP.HCM đi lễ chùa cầu bình an, hiếu hạnh đấng sinh thành

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Sau 2 năm bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, người dân lại có dịp về lễ chùa cầu nguyện cho cha mẹ mùa Vu Lan báo hiếu.

Trong những ngày này, tại các chùa lớn nhỏ đều long trọng tổ chức nhiều chương trình đại lễ Vu Lan  báo hiếu để người dân bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn với các đấng sinh thành. Mỗi chùa sẽ chọn một ngày để cử hành lễ Vu Lan khác nhau, tùy từng chương trình, Phật tử, người dân có thể đến tham gia cúng bái.

Từ sáng sớm, TP.HCM với khí trời dịu dịu mát, Việt Nam Quốc Tự Q.10 đã mở rộng cửa đón bá tánh thập phương về dâng hương cúng lễ.

Người dân TP.HCM đi lễ chùa cầu bình an, hiếu hạnh đấng sinh thành - 1

Việt Nam Quốc Tự buổi sớm còn thưa thớt bá tánh về làm lễ

Người dân TP.HCM đi lễ chùa cầu bình an, hiếu hạnh đấng sinh thành - 2

Việt Nam Quốc Tự tọa lạc tại 244 đường 3/2, phường 12, quận 10

Theo Ban trị sự nhà chùa cho biết, dịp này Việt Nam Quốc Tự sẽ cử hành Đại lễ kỳ siêu siêu đồng bào, lực lượng tuyến đầu chống dịch tử vong trong đại dịch Covid-19. Đại lễ với chủ đề “Hộ quốc nhân vương phổ độ đại trai đàn”, tổ chức từ ngày 21 – 23/7 năm Nhâm Dần.

Đây là đại lễ mang tính nhân văn, bày tỏ sự tri ân đối với những người tham gia tuyến đầu đã hy sinh trong khi phòng chống dịch, bày tỏ chia sẻ sự mất mát không gì bù đắp đối với thân nhân đồng bào tử vong trong đại dịch, vị đại diện Ban trị sự chia sẻ.

Người dân TP.HCM đi lễ chùa cầu bình an, hiếu hạnh đấng sinh thành - 3

Cổng chùa Xá Lợi rộng mở đón chào người dân về dự lễ Vu Lan

Người dân TP.HCM đi lễ chùa cầu bình an, hiếu hạnh đấng sinh thành - 4

Người dân dâng hương Mẹ Quan Âm 

Tôi đến viếng chùa Xá Lợi Q.3 khi mặt trời vừa vượt quá ngọn cau trước cổng. Bắt gặp cô bé phật tử pháp danh Diệu Linh lăng xăng cầm giỏ hoa đến cài lên ve áo cho các cô chú, anh chị đến hành hương, cúng lễ. Diệu Linh rưng rưng nói, hôm nay số hoa hồng trắng trong giỏ em còn rất ít, ít hơn hẳn mọi năm.

Người dân TP.HCM đi lễ chùa cầu bình an, hiếu hạnh đấng sinh thành - 5

Diệu Linh cài bông hồng cho khách hành hương

Được cài chiếc bông hồng lên áo là điều thiêng liêng mà tất cả mọi người con đều ước mong được thực hiện. Bông hồng màu đỏ cho người còn mẹ, em cầu điều tốt nhất cho đấng sinh thành, và mùa Vu Lan an lành, hạnh phúc, Diệu Linh xúc động chia sẻ.

Người dân TP.HCM đi lễ chùa cầu bình an, hiếu hạnh đấng sinh thành - 6

Phía bên ngoài, nhiều quầy sạp bạn hoa, quả, người dân mua sắm lễ vật vào cúng lễ

Người dân TP.HCM đi lễ chùa cầu bình an, hiếu hạnh đấng sinh thành - 7

Chùa Phổ Quang, Q.Tân Bình đang xây sửa vẫn tiếp đón đông đảo du khách

Người dân TP.HCM đi lễ chùa cầu bình an, hiếu hạnh đấng sinh thành - 8

Chùa Phổ Quang tại địa chỉ 64/3 Huỳnh Lan Khanh, Phường 2, Q.Tân Bình 

Gần trưa, chùa Phổ Quang Q.Tân Bình dù đang còn ngổn ngang gạch đá, bê tông cốt thép cho việc xây sửa chùa, vẫn nườm nượp bá tánh thập phương đổ về cúng lễ. Cô Nguyễn Thị Hoàng Mai cùng gia đình ngụ tại Q. Phú Nhuận đến dâng hương hoa, trà bánh và làm lễ cầu an, cầu siêu dịp Lễ Vu Lan.

Người dân TP.HCM đi lễ chùa cầu bình an, hiếu hạnh đấng sinh thành - 9

Chùa đang xây sửa nên hạn chế bà con thắp nhiều nhang 

Người dân TP.HCM đi lễ chùa cầu bình an, hiếu hạnh đấng sinh thành - 10

Người dân ghi tên làm lễ cầu an - cầu siêu cho người thân trong gia đình

Cô Hoàng Mai chia sẻ, đây là nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Rằm tháng 7 là ngày Vu Lan báo hiếu để những người con có dịp nhớ tới cha mẹ, nhắc nhở chúng ta không được quên ơn dưỡng dục sinh thành. Ngoài đến chùa lễ phật, ở nhà mình còn bày mâm cơm chay cúng lễ, rước ông bà, tổ tiên về vui vầy cùng con cháu.

Người dân TP.HCM đi lễ chùa cầu bình an, hiếu hạnh đấng sinh thành - 11

Đông đảo người dân đến viếng chùa dịp lễ Vu Lan báo hiếu

Đúng Ngọ, chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3) nghi ngút khói hương, thoảng trong gió đưa, tiếng chuông kỉnh cầu của người dân vọng về trầm bổng thinh không.

Theo vị Hộ pháp giữ an ninh, trật tự chùa Vĩnh Nghiêm cho hay, năm nay chư tăng nhà chùa có làm đại lễ trai đàn chẩn tế - kỳ siêu bạt độ chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn; y bác sĩ, chiến sĩ, đồng bào tử nạn trong đại dịch COVID-19; nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; các trẻ em bất hạnh, thai nhi sản nạn và chư vị hương linh cửu huyền thất tổ bách gia bách tộc; tụng kinh dâng hương hoa Vu Lan báo hiếu…

Người dân TP.HCM đi lễ chùa cầu bình an, hiếu hạnh đấng sinh thành - 12

Người dân đến thắp hương, cầu nguyện và thả chim phóng sinh

Người dân TP.HCM đi lễ chùa cầu bình an, hiếu hạnh đấng sinh thành - 13

Thực hiện nghi thức cài bông hồng đỏ cho du khách

Người dân TP.HCM đi lễ chùa cầu bình an, hiếu hạnh đấng sinh thành - 14

Sau khi cầu khấn, người dân gõ 3 hồi chuông thỉnh nguyện

Người dân TP.HCM đi lễ chùa cầu bình an, hiếu hạnh đấng sinh thành - 15

Chùa Vĩnh Nghiêm nằm ở số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7,quận 3

Sau 2 năm bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Lễ Vu Lan báo hiếu năm nay có đông người hơn đến chùa hơn. Trong đó có nhiều bậc cha mẹ dẫn con đến chùa, cài hoa trên áo để dâng hương, răn dạy con dù cuộc sống có thay đổi và hiện đại như thế nào đi nữa thì chữ “Hiếu” vẫn luôn vẹn nguyên ý nghĩa.

Người dân TP.HCM đi lễ chùa cầu bình an, hiếu hạnh đấng sinh thành - 16

Người dân làm lễ và thực hiện nghi thức thả cá tại chùa Diệu Pháp, Q.Bình Thạnh

Đầu giờ chiều, tại chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh), khá đông người dân đến đây cầu nguyện, thả đèn hoa đăng và phóng sinh nhân ngày Lễ Vu Lan báo hiếu. Theo phong tục của người Việt, ngày Vu Lan thường đi kèm với nghi thức phóng sinh.

Phóng sinh đã trở thành việc hành thiện phổ biến diễn ra không chỉ Rằm tháng 7 âm lịch, mà còn dịp Tết, Lễ cúng ông Táo. Lễ vật phóng sinh có nhiều loài như ốc, cua, cá, lươn, chim… Vì vậy, tại chùa Diệu Pháp, sau khi thắp hương cầu nguyện, nhiều người mang cá, ốc, cua, chim,… ra khu vực bờ sông phóng sinh.

Người dân TP.HCM đi lễ chùa cầu bình an, hiếu hạnh đấng sinh thành - 17

Thả cá phóng sinh tại chùa Điệu Pháp, Q.Bình Thạnh

Người dân TP.HCM đi lễ chùa cầu bình an, hiếu hạnh đấng sinh thành - 18

Những chú cá sau khi được thả xuống sông tung tăng bơi lội

Chú Trương Công Danh ở Thủ Đức nhận định, theo tôi, ở mình có 3 dịp lễ rất quan trọng với văn hoá, truyền thống Việt Nam là Tết cổ truyền, Lễ Vu Lan dịp và Tết Trung Thu. Trong đó, Lễ Vu Lan dịp Rằm tháng 7 gắn liền với văn hoá bao dung và thương nhớ những người đã khuất cũng là ngày nhớ về công ơn cha mẹ, ông bà. Và bông hồng cài áo mãi trường tồn trong văn hoá Việt...

Đối với việc thả chim, cá phóng sinh, tôi thấy ngày nay bà con nên hạn chế bớt việc này. Nếu được nên bỏ hẳn việc thả chim thì càng hay. Nghĩ coi, con chim đang bay lượn thì bị bắt nhốt vào nhiều con đã chết trước khi phóng sinh, khi được phóng sinh thì nhiều con cũng kiệt sức do va đập, do bị nhốt đói rồi cũng chết.

Người dân TP.HCM đi lễ chùa cầu bình an, hiếu hạnh đấng sinh thành - 19

Các lồng chim bày bán trước cổng chùa

Người dân TP.HCM đi lễ chùa cầu bình an, hiếu hạnh đấng sinh thành - 20

Theo ý kiến một số người dân nên hạn chế việc thả chim phóng sinh

Vậy thì ý nghĩ gì khi làm việc đó, nghĩ phóng sinh là thể hiện có đức, nhân từ nhưng tôi nói thẳng là không cần như thế, nên bỏ ngay và sớm. Không phóng sinh sẽ không có người đi đặt bẫy cá, chim để bắt nhốt rồi bán, không có nhiều con bị chết oan uổng, chú Danh gay gắt nói.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hữu Long

CLIP HOT