Long An đẩy mạnh du lịch, đa dạng hóa sản phẩm

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Kế hoạch mục tiêu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Long An sẽ trở thành điểm đến du lịch vệ tinh hàng đầu của TP.HCM ở vùng du lịch ĐBSCL.

Ngày 19/9, UBND tỉnh Long An đã tổ chức tọa đàm “Kết nối và hợp tác phát triển du lịch Long An” nằm trong chuỗi hoạt động thuộc khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Long An năm 2022, diễn ra đến hết ngày 21/9.

Long An là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý đặc biệt - là cửa ngõ giữa 2 vùng: vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ, giáp ranh với Campuchia và TP.HCM - hưởng được sự lan tỏa về phát triển công nghiệp, đô thị của TP.HCM.

Long An sở hữu nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhờ lợi thế về cảnh quan thiên nhiên bình yên, tươi đẹp với hai con sông lớn (Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây), cùng những điểm du lịch nổi tiếng vùng Đồng Tháp Mười như: Cánh đồng bất tận, Làng nổi Tân Lập, Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen…

Long An đẩy mạnh du lịch, đa dạng hóa sản phẩm - 1

Khu tham quan du lịch "Cánh đồng bất tận"

Long An đẩy mạnh du lịch, đa dạng hóa sản phẩm - 2Làng nổi Tân Lập

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An, trong 8 tháng đầu năm 2022, địa phương đã thu hút được trên 500.000 lượt khách. Những con số ấn tượng này chính là tín hiệu lạc quan về kết quả tăng trưởng du lịch của địa phương.

UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu chung là Long An sẽ trở thành điểm đến du lịch vệ tinh hàng đầu của TP.HCM ở vùng du lịch ĐBSCL. Bên cạnh đó, Long An cũng đã ban hành Chương trình về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ông Trần Tường Huy - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Du lịch xã hội đề xuất, ngành du lịch Long An cần giải pháp phát triển thương hiệu, có thêm các gói ăn uống, nghỉ dưỡng… để giới thiệu trực tiếp đến các hãng lữ hành; đồng thời kết nối các tuyến điểm với nhau để đưa khách đến. 

TS Nguyễn Văn Hoàng - Trường ĐH Công nghệ TP HCM (Hutech) nhận định, lợi thế lớn nhất của Long An là gần TP.HCM - thị trường khách lớn cả nước, cửa ngõ tới ĐBSCL và kết nối với Campuchia. Long An là 1 điểm đến du lịch mới mẻ, phát triển sau nhưng sẽ rút kinh nghiệm để tạo ra sản phẩm hấp dẫn mới. Đây cũng là địa phương các điểm đến du lịch còn khá hoang sơ nên nếu khách Việt mong muốn đi những nơi đã phổ biến thì khách nước ngoài lại thích trải nghiệm sự mới mẻ, do đó nếu có sản phẩm chất lượng tốt, chắc chắn khách vẫn sẽ đến.

Long An đẩy mạnh du lịch, đa dạng hóa sản phẩm - 3

Các đại biểu tham quan vườn thú Mỹ Quỳnh. Ảnh: Nam Sơn 

Trước đó, trong 2 ngày 18 và 19/9, đoàn hơn 70 khách gồm các chuyên gia, doanh nghiệp du lịch, cán bộ sở, ngành TP.HCM và Long An đã có chuyến khảo sát 2 ngày 1 đêm tham quan, trải nghiệm một số điểm đến mới ở huyện Thủ Thừa, Đức Hòa của Long An như du lịch đường sông Vàm Cỏ, tham quan di tích lịch sử quốc gia Đình Vĩnh Phong, Vườn thú Mỹ Quỳnh (vườn thú bán hoang dã lớn nhất ở khu vực phía Nam), khu vui chơi giải trí Happy Land, làng cổ Phước Lộc Thọ, Khu Du lịch sinh thái Chavi Garden, trải nghiệm đánh golf ở West Lakes...

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Tấn An

CLIP HOT