Hội An tặng biểu tượng may mắn, tài lộc cho du khách đêm giao thừa

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Trong đêm 30 Tết, tại Hội An sẽ có biểu diễn âm nhạc Anisong, sắc bùa chúc xuân, chương trình nghệ thuật chào năm mới trong khu vực phố cổ.

Hội An tặng biểu tượng may mắn, tài lộc cho du khách đêm giao thừa - 1

Bài chòi Hội An. Ảnh: Quốc Tuấn.

Như mọi năm, các lễ hội Tết trồng cây, lễ cúng Cầu Bông Trà Quế, lễ giỗ tổ nghề mộc Kim Bồng, hội Tết Nguyên tiêu, ngày hội bắp nếp Cẩm Nam… sẽ được duy trì.

Các hoạt động được tổ chức xuyên suốt dịp tết trong khu vực phố cổ Hội An gồm: góc sáng tạo và không gian nghệ thuật sắp đặt, giao lưu âm nhạc đường phố, trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật hát bội…

Từ 19 giờ đêm 30 Tết, "Đoàn rước Sắc bùa" sẽ diễu hành chúc xuân dọc theo các tuyến đường trong Khu phố cổ và tặng "Xuân liên" - biểu tượng của may mắn, tài lộc cho người dân và du khách như một lời chúc may mắn đầu năm mới đến mọi người, mọi nhà.

Tiếp đó, "Biểu diễn Anisong" vào lúc 21 giờ đêm 30 Tết (ngày 9/2) tại Công viên Hội An gồm các ca khúc nổi tiếng trong phim hoạt hình Nhật Bản thể hiện sự giao lưu, hợp tác văn hóa giữa Hội An, Việt Nam và Nhật Bản.

Đến 23 giờ đêm, chương trình nghệ thuật đón giao thừa với sự tham gia của các ca sỹ như Phạm Đình Thái Ngân, Akari, ban nhạc Gypsy Queen cùng nhiều thế hệ các nghệ sỹ trong nhóm văn nghệ Hội An hứa hẹn sẽ đưa khán giả trở về với những hồi ức tốt đẹp về không khí đón năm mới của người Hội An xưa.

Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, trong không khí phấn khởi, hân hoan ngập tràn, thành phố tổ chức bắn pháo hoa nghệ thuật như để xua đi những khó khăn, thử thách của năm cũ và chào đón năm mới đầy hy vọng, rực rỡ như những ánh pháo hoa tỏa sáng trên bầu trời phố Hội.

Hòa trong không khí Tết đến Xuân về, với niềm tự hào khi Hội An gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO trên lĩnh vực thủ công và nghệ thuật dân gian; các hoạt động sáng tạo, giới thiệu văn hóa, lễ hội truyền thống được thành phố chú trọng như: Lễ cúng Cầu Bông tại Làng rau Trà Quế vào mùng 7 Tết (16/2), Lễ tế Tiền Hiền và Ngày hội Làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng vào 12 tháng Giêng, Giáp Thìn (21/2), Ngày hội Bắp nếp Cẩm Nam vào ngày 7-8/2, Cây Nêu ngày Tết, Góc sáng tạo và Không gian sắp đặt nghệ thuật, trình nghề thủ công… cùng các chương trình biểu diễn văn nghệ, trò chơi dân gian tại các điểm công cộng trong thành phố.

Đặc biệt, Hội Tết Nguyên tiêu Giáp Thìn được tổ chức từ ngày 10-16 tháng Giêng (19-25/2) mang nhiều ý nghĩa đối với người dân Hội An nói riêng nhằm cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng. Tết Nguyên tiêu ở Hội An đã được công nhận Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia vào năm 2023.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Kỳ Phong

CLIP HOT