Hậu Covid-19, dân Trung Quốc không dám vung tay tiêu tiền
Nỗi lo dịch bệnh, sợ giảm thu nhập và mất việc giữa Covid-19 khiến nhiều người xứ tỷ dân không còn tâm trạng mua sắm, du lịch, giải trí dù kỳ nghỉ Quốc khánh cận kề.
Zhang Jianwei (35 tuổi), nhà thiết kế nội thất sống tại Bắc Kinh (Trung Quốc), trải qua lễ Trung thu cùng gia đình. Họ cùng nhau dùng bữa cơm đoàn viên, tham quan công viên địa phương.
Dịp Quốc khánh tới (1/10), anh sẽ tiếp tục "thắt chặt hầu bao" bằng cách không về quê nhà ở tỉnh Hà Nam.
"Tôi không muốn đi một quãng đường dài về quê trong 'tuần lễ vàng' vì sợ mắc Covid-19 trên đường, muốn tiết kiệm tiền và thời gian. Tôi sẽ tìm thêm việc làm trong kỳ nghỉ để bù vào thu nhập giảm do dịch", Zhang nói với SCMP.
Dưới ảnh hưởng từ các đợt bùng phát Covid-19 mới ở một số địa phương và lệnh hạn chế di chuyển, nhiều người dân Trung Quốc cũng tiết kiệm chi tiêu hơn, dù tuần lễ vàng Quốc khánh đang cận kề.
Nhiều người Trung Quốc dự định hạn chế chi tiêu trong kỳ nghỉ Quốc khánh kéo dài một tuần vì ảnh hưởng từ dịch bệnh. Ảnh: Xinhua.
Không còn tâm trạng tiêu tiền
Theo SCMP, mức tăng trưởng doanh số bán lẻ tại xứ tỷ dân giảm từ 3,6% vào tháng 7 xuống còn 1,5% hồi tháng 8 do nước này áp dụng nhiều biện pháp xử lý các cụm dịch Covid-19.
Cụ thể, để đối phó với đợt dịch ở tỉnh Phúc Kiến với hơn 400 ca nhiễm trong tháng này, chính quyền đã hủy tất cả chuyến bay từ các tỉnh ven biển đông nam và phong tỏa một số nơi.
Trong khi đó, các địa phương trên toàn quốc khuyến cáo người dân hủy bỏ những "chuyến du lịch không thiết yếu" và ở yên tại chỗ trong dịp Trung thu vừa qua.
Sau 3 ngày nghỉ lễ, có khoảng 88 triệu chuyến đi trong nước được ghi nhận, đạt khoảng 87% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu du lịch đạt tổng cộng 37 tỷ yuan, gần 79% so với dữ liệu năm 2019.
Cụm dịch ở một số địa phương và những chính sách mới của chính phủ Trung Quốc khiến người dân hạn chế du lịch, mua sắm dịp Trung thu năm nay. Ảnh: SCMP.
Zhang cho biết dịch bệnh khiến anh không còn tâm trạng tiêu tiền vào vui chơi, giải trí dù dịp lễ cận kề.
"Một khi dịch bệnh bùng phát, nhiều nơi sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng, bị ảnh hưởng lớn. Tôi không thể bình tĩnh được khi nghĩ tới chuyện đó vì sợ sẽ khó tìm việc làm", anh nói.
Hồi tháng 7, các nhà chức trách bắt đầu điều chỉnh lĩnh vực bất động sản sau khi nhận ra giá đất tăng cao khiến tình trạng bất bình đẳng thu nhập thêm sâu sắc.
Theo đó, người mua nhà phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn nhằm hạn chế các khoản đầu cơ.
Do đó, ở thành phố Thâm Quyến, một trong những thị trường bất động sản nhà ở được quan tâm nhất Trung Quốc, lượng giao dịch giảm 84,5% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái.
Từ tháng 7 tới tháng 8, con số này giảm 24,3% ở Thượng Hải và 10,7% ở Bắc Kinh, theo báo cáo từ Centaline Property.
Khi thị trường bất động sản hạ nhiệt, công việc của Zhang cũng chịu tác động do khách hàng không còn nhu cầu sửa sang nhà cửa.
"Mỗi dịp Trung thu, tôi thường mua một hộp bánh lớn cho gia đình. Năm nay, tôi chỉ dám mua một chiếc để tiết kiệm tiền, phòng cho khoảng thời gian khó khăn sắp tới", anh nói.
Tiết kiệm để phòng bất trắc
Những thay đổi trong chính sách của chính phủ Trung Quốc cũng khiến người lao động ở một số lĩnh vực khác chịu áp lực kinh tế.
Tháng 7 qua, tất cả trung tâm dạy thêm tại xứ tỷ dân buộc phải chuyển sang hoạt động phi lợi nhuận, dừng mở lớp dạy tiếng Trung, Toán và Tiếng Anh vào cuối tuần và ngày nghỉ lễ.
Các cơ sở này cũng không được sử dụng chương trình giảng dạy nước ngoài, tổ chức lớp do giáo viên nước ngoài giảng dạy.
Quy định của chính phủ khiến các lao động làm việc ở các trung tâm dạy thêm gặp khó khăn về thu nhập. Ảnh: SCMP.
Loạt chính sách mới áp dụng với ngành công nghiệp gia sư, vốn có hơn 10 triệu lao động, tạo nên nhiều khó khăn cho không ít công ty. Nhiều cơ sở không có khả năng trả lương đúng hạn cho nhân viên, số khác buộc phải sa thải nhân sự, thậm chí đóng cửa.
Danny Lin, giáo viên làm việc ở một trung tâm dạy thêm tư nhân ở Bắc Kinh, cho biết các quy định mới có hiệu lực từ tháng 8 nên chưa ảnh hưởng tới các lớp học thêm mùa hè.
"Mùa hè thường là giai đoạn cao điểm nên có ngày, tôi phải làm việc 12 tiếng. Tôi hy vọng thu nhập của mình sẽ không bị ảnh hưởng quá nặng nề trong tương lai", anh bày tỏ.
Hiện tại, anh đang lên kế hoạch cân đối lại chi tiêu để chuẩn bị cho các tình huống tiêu cực.
Ngày 20/9, khi dẫn con trai 5 tuổi đi công viên chơi Trung thu, anh đắn đo khi cậu bé đòi mua một chiếc áo choàng Harry Potter có giá hơn 800 yuan.
Lin phải thuyết phục con chọn cây đũa phép thay thế với giá chỉ bằng một nửa.
"Chúng tôi cần tiết chế chi tiêu. Từ giờ, công việc của tôi có thể không đem lại mức lương ổn định như trước nữa. Tôi có thể mất việc bất cứ lúc nào", anh nói.
Li Hui, một bà mẹ sống ở Thượng Hải, đã chi 10.000 yuan vào các khóa học online cho đứa con 11 tuổi. Tuy nhiên, trung tâm dạy thêm ấy đã phá sản và cô không thể yêu cầu hoàn trả học phí.
Chia sẻ với SCMP, cô bày tỏ lo lắng khi chồng mình, quản lý cấp cao tại một công ty game, có thể bị ảnh hưởng thu nhập do chính phủ hạn chế thời gian chơi game của trẻ em.
"Năm nay có quá nhiều biến động. Chúng tôi dự định nghỉ dưỡng tại vùng núi ở Chiết Giang trong dịp lễ Quốc khánh để tiết kiệm chi phí, cân nhắc về kế hoạch tương lai. Cả nhà sẽ thắt chặt chi tiêu và có một kỳ nghỉ vừa túi tiền".
Các chính phủ ở châu Âu và Mỹ đang hối thúc người dân tiêm chủng đầy đủ bằng cách áp các quy định nghiêm ngặt với...