TP.HCM nỗ lực cung cấp dịch vụ đạt chuẩn cho khách Hồi giáo
Thấy được tiềm năng du lịch Halal tại Việt Nam ngày càng phát triển, một số doanh nghiệp, đơn vị du lịch TP.HCM đã và đang nỗ lực cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho nhất cho khách du lịch hồi giáo.
Thiết kế tour riêng biệt, đáp ứng chuẩn Halal
Bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, Phó tổng Giám đốc Vietravel, cho rằng Việt Nam với lợi thế về văn hóa, ẩm thực đa dạng và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp đang ngày càng thu hút du khách quốc tế. Trong đó, thị trường du lịch Halal với hơn 2 tỷ người Hồi giáo trên toàn cầu đang nổi lên như một phân khúc đầy tiềm năng.
Tiềm năng khách du lịch Hồi giáo. Ảnh: Tân Cương
“Ẩm thực Việt Nam có nhiều món ăn chay, hải sản và các loại gia vị tự nhiên rất phù hợp với các tiêu chuẩn Halal; Sở hữu nhiều bãi biển đẹp, rừng núi hùng vĩ và các di sản văn hóa độc đáo, thu hút du khách muốn khám phá và trải nghiệm. Ngoài ra Việt Nam nổi tiếng với sự thân thiện và mến khách, là điều kiện thuận lợi để du khách Hồi giáo cảm thấy thoải mái và an tâm khi đến Việt Nam”, bà Hoàng thông tin.
Theo bà Hoàng, đến nay, Vietravel đã nhận thức rõ về tiềm năng của thị trường du lịch Halal và đang không ngừng nỗ lực để cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho du khách Hồi giáo.
Trong đó bao gồm: thiết kế các tour du lịch riêng biệt, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về ẩm thực Halal, thời gian cầu nguyện và các địa điểm tham quan phù hợp với tín ngưỡng Hồi giáo; Hợp tác với các khách sạn đã được chứng nhận Halal, đảm bảo cung cấp phòng nghỉ sạch sẽ, thoải mái, có khu vực cầu nguyện riêng biệt và phục vụ các món ăn Halal với thực đơn phong phú, được chế biến từ các nguyên liệu tươi ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bố trí các hướng dẫn viên am hiểu về văn hóa Hồi giáo, có thể hỗ trợ khách hàng trong việc tìm kiếm các nhà hàng Halal, nhà thờ Hồi giáo và các dịch vụ khác; Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đặc biệt cho du khách Hồi giáo như hỗ trợ đặt vé máy bay, visa…
Khách Hồi giáo khắt khe trong việc chọn thực phẩm, nơi lưu trú khi đi du lịch
Đồng quan điểm, ông Phạm Anh Vũ - Phó tổng giám đốc Du Lịch Việt, cho hay trong những năm qua, đơn vị đã nhận thức rõ tiềm năng to lớn của thị trường khách du lịch Hồi giáo. Công ty đã chủ động tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng và các yêu cầu đặc biệt của nhóm khách hàng này.
“Đầu tiên chúng tôi nghiên cứu về thị trường khách du lịch Hồi giáo, xu hướng du lịch của họ để xây dựng các tour du lịch phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách Hồi giáo, đặc biệt chú trọng đến các điểm đến có các nhà hàng Halal, nhà thờ Hồi giáo và các dịch vụ phù hợp với tín ngưỡng”, ông Vũ cho biết.
Thánh đường Hồi giáo tại TPHCM
Vị Phó tổng giám đốc Du Lịch Việt còn thông tin, đội ngũ Du lịch Việt đã và đang tích cực tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, xây dựng mối quan hệ với các đối tác lữ hành tại các nước có đông đảo người Hồi giáo và sử dụng các kênh marketing online để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
“Chúng tôi đào tạo đội ngũ nhân sự chuyên, hiểu biết về văn hóa Hồi giáo, các quy định về Halal để nhân viên có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Từ góc độ doanh nghiệp, tôi cho rằng thị trường khách Hồi giáo còn rất nhiều tiềm năng, từ việc các quốc gia Hồi giáo có số lượng dân đông, trong đó có những nước phát triển kinh tế rất mạnh, thu nhập người dân cao, mức chi tiêu của người dân cao. Bên cạnh đó lợi thế đối với ngành du lịch Việt Nam chúng ta có nhiều tiềm năng thiên nhiên, văn hóa, lịch sử…”, ông Vũ nói.
Đa số khách Hồi giáo đến TP.HCM bằng đường hàng không trong khoảng thời gian bay trên dưới 4 tiếng đồng hồ, một số ít di chuyển bằng đường bộ từ các nước láng giềng. Khách du lịch Hồi giáo thường có mức chi tiêu khá cao, đặc biệt quan tâm đến chất lượng dịch vụ.
“Họ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ cao cấp, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và các món ăn Halal. Về tỷ lệ đóng góp của khách Hồi giáo vào tổng doanh thu của công ty còn chiếm chưa nhiều và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các hoạt động marketing của công ty”, ông Vũ chia sẻ thêm về những tiềm năng từ khách du lịch Hồi giáo.
Nâng cấp nơi lưu trú, thức ăn đạt chuẩn Halal
Du lịch Hồi giáo đang khôi phục nhanh sau đại dịch Covid-19. Từ thông tin của các Agentour cho thấy số lượng khách Hồi giáo từ Singapore, Malaysia, Indonesia đến Việt Nam đang tăng rất nhanh. Chỉ riêng một số đại lý tour Hồi giáo ở TPHCM khai thác khách tuyến TP.HCM - Đà Lạt - Mũi Né đạt từ 15-43 đoàn khách/tháng.
Theo bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cơ quan này chưa chia dòng khách theo tôn giáo riêng lẻ nhưng luôn khuyến khích các nhà hàng, khách sạn, dịch vụ cần có bếp ăn Halal để phục vụ du khách Hồi giáo.
Đánh giá về hạ tầng cơ sở du lịch tại TP.HCM, đại diện Công ty tư vấn xúc tiến Á Châu đặt vấn đề, trên địa bàn TP Thủ Đức (TP.HCM) hiện nay không có khách sạn chuẩn 3 sao, có đủ điều kiện để đón và phục vụ khách du lịch.
Đại diện Phòng quản lý cơ sở lưu trú du lịch (Sở Du lịch TP.HCM) cho hay, trên địa bàn TP.HCM hiện nay có khoảng 3.200 cơ sở lưu trú du lịch các loại. Trong đó, có hơn 200 đơn vị được thẩm định cấp cơ sở lưu trú du lịch từ 1-5 sao, tương ứng với 15.000 phòng đạt tiêu chuẩn.
Trong thời gian tới, TPHCM sẽ có nhiều nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn Halal
Hiện nay, căn cứ theo luật du lịch năm 2017, nhiều khách sạn tại TP Thủ Đức nói riêng và TP.HCM nói chung không đủ điều kiện từ 3 sao, do theo các tiêu chí thẩm định khách sạn từ 3 sao trở lên cần căn cứ vào tiêu chuẩn TCVN 4391 năm 2015 phải đảm bảo được các tiêu chí bắt buộc và các tiêu chí khuyến khích, trong đó có nội dung là các DN hạng 3 sao phải có phòng họp, hội nghị đủ tiêu chuẩn.
“Tuy nhiên, nắm bắt xu hướng của cộng đồng du lịch trên địa bàn TP Thủ Đức, trong thời gian tới sẽ phát triển nhiều loại hình homestay. Do vậy, Sở Du lịch đang phối hợp với các quận, huyện và TP Thủ Đức rà soát, đánh giá một số cơ sở lưu trú du lịch đủ tiêu chí sẽ vận động, khuyến khích lên hạng sao, để họ chủ động nâng cấp cơ sở vật chất, dịch vụ để đón khách du lịch” - đại diện quản lý cơ sở lưu trú du lịch TP.HCM cho biết thêm.
Không chỉ các đơn vị du lịch, chủ các nhà hàng, khách sạn, quán xá từ nhỏ lẻ đến nổi tiếng cũng đang “chạy theo” tiềm năng du lịch từ khách Hồi giáo.
Ông Musa Karim, chủ một quán nhà hàng chuyên kinh doanh đồ ăn Halal (Q.1, TPHCM) cho hay khách Hồi giáo là một trong những thị trường rất tiềm năng. Bởi trong thời gian gần đây, số lượng khách theo đồi Hồi đến Việt Nam tăng cao.
Nhà hàng ông Musa Karim thu hút khách du lịch đạo Hồi
Nhà hàng ông Musa Karim mở bán từ 6 giờ 30 đến khoảng 23 giờ mỗi ngày. Khi khách đến, ông và nhân viên tiếp đón nhiệt tình, tạo không khí gần gũi. Nhà hàng có thực đơn phong phú. Thực khách thường gọi các món chính như cơm dừa và mì xào cay (mee goreng mamk - món ăn phổ biến tại Malaysia).
Theo ông Musa Karim, khách chủ yếu đến từ các nước ở Đông Nam Á và Trung Đông, người Việt thỉnh thoảng cũng ghé để khám phá, trải nghiệm các món ăn của người đạo Hồi. Các nguyên liệu chế biến được chọn những nơi có dấu mộc Halal. Các món thường có gia vị hơi cay, đậm đà hơn chút để phù hợp với khẩu vị của người Malaysia, Indonesia.
Những món ăn mà người Hồi giáo dùng tại nhà hàng ở TP.HCM
Người Hồi giáo không ăn động vật 4 chân có răng nanh, các loài bò sát… Đặc biệt, họ chỉ ăn đồ ăn do chính những người Hồi giáo chế biến vì nguyên liệu sống, trước khi giết mổ phải đọc kinh, đúng với các chuẩn mực thiêng liêng của đạo Hồi.
Những nguyên tắc này đã được rất nhiều nhà hàng, quán án tại TP.HCM áp dụng, làm hài long du khách Hồi giáo. Quán được nhiều người Hồi giáo ghé đến ủng hộ. Khách quen ghé quán thường xuyên, có những người nước ngoài khi đến Việt Nam công tác hoặc đi du lịch ngắn ngày cũng tranh thủ ghé quán.
Mỗi ngày, nhà hàng nhà hàng Jamilah (số 16 Nguyễn An Ninh, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM) đón hàng trăm khách du lịch đến từ thị trường Hồi giáo đến ăn uống. Theo anh Rozack, chủ quán, Jamilah khách từ thị trường Halal (khách Hồi giáo) thường có các tiêu chuẩn riêng về thực phẩm nên phải có chứng nhận Halal để phục vụ cho khách (chuẩn Halal là giấy chứng nhận sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm nào đó đạt yêu cầu về các thành phần và điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu của Kinh Qua’ran và luật Shariah (Luật của người Hồi Giáo)
Do đó, để phục vụ cho thị trường khách này, ngoài chuẩn Halal, nhà hàng của anh Rozack còn tuyển dụng thêm đầu bếp là người Hồi giáo để nấu các món chính.
Nhà hàng Jamilah nườm nượp khách Hồi giáo
Anh Rozack cho biết, khách Hồi giáo là một trong những thị trường rất tiềm năng nhưng tại TP.HCM nguồn khách từ các thị trường này chưa được như kỳ vọng, nhà nước tăng cường kết nối thêm các chuyến bay tới các thị trường khách Hồi giáo. Đồng thời có thêm đơn vị có chức năng cung cấp các chứng chỉ Halal để thuận tiện hơn cho các nhà hàng muốn phục vụ thị trường khách này.
Tại TP.HCM , hiện có 14 thánh đường Hồi giáo, nhưng chỉ có ba thánh đường nằm ở khu vực trung tâm thuận lợi cho khách du lịch cầu nguyện, có thể kể như: Musulmane, Al Rahim, Islamayah (Q.1); Nurul Islam (Q.Bình Thạnh); Muslimin (Q.Phú Nhuận) Bên cạnh đó, TP.HCM có hàng chục nhà hàng Halal, riêng trên tuyến đường Nguyễn An Ninh đã có vô số nhà hàng và hai quán ăn bình dân. Còn lại là các nhà hàng nằm trên đường Trương Định, Đông Du và Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Ngoài ra, còn có một số quán ăn Halal bình dân nằm rải rác tại địa bàn cư trú của người Hồi giáo như khu vực đường Dương Bá Trạc (Q.8), Nguyễn Văn Trỗi - Huỳnh Văn Bánh (Q.Phú Nhuận). Khu vực đường; đường Trần Hưng Đạo (Q.1). |
Qua câu chuyện hàng ngàn khách Ấn Độ qua Việt Nam du lịch, đã nói lên rằng đất nước hình chữ S đã và đang là điểm...